Tìm hiểu về gá đặt trong gia công cơ khí

  1. Khái niệm về quá trình gá đặt chi tiết gia công

Gá đặt chi tiết bao gồm hai quá trình: định vị chi tiết và kẹp chặt chi tiết.

Định vị là sự xác định vị trí tương quan của chi tiết so với dụng cụ cắt trước khi gia công.

Quá trình kẹp chặt chi tiết là quá trình cố định vị trí của chi tiết sau khi đã định vị để chống lại tác dụng của ngoại lực (chủ yếu là lực cắt) trong quá trình gia công làm cho chi tiết không được xê dịch và rời khỏi vị trí đã được định vị.

Cần lưu ý rằng quá trình gá đặt bao giờ cũng được thực hiện theo trình tự sau:  Quá trình định vị rồi đến quá trình kẹp chặt. Không bao giờ làm ngược lại.

  1. Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công
  2. Phương pháp rà gá:

Một trong những phương pháp gá đặt đó là rà gá, có thể chia ra hai trường hợp đó là rà trực tiếp trên máy hoặc theo dấu đã vạch sẵn .

Để thực hiện phương pháp rà gá người ta sử dụng một số dụng cụ như bàn máy hoặc mũi rà, đồng hồ so, hệ thống đo quang học để xác định vị trí của chi tiết so với máy hoặc với dụng cụ cắt

Ưu điểm của phương pháp rà gá:

  • Có thể đạt được độ chính xác nhất nhờ ra gá( độ chính xác ở đây phụ thuộc vào tay nghề của công nhân).
  • Có thể loại trừ được ảnh hưởng ro mòm dao đến độ chính xác gia công.
  • Có thể tận dụng được một số phôi có sai số chế tạo lớn.
  • Không cần đồ gá phức tạp.

Nhược điểm của phương pháp rà gá:

  • Độ chính xác thấp.
  • Chất lượng phụ thuộc nhiều vào tay nghề người thợ.
  • Năng xuất thấp

Phương pháp này thường được sử dụng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ trong sửa chữa và chế tạo thử

  1. Phương pháp tự động đạt kích thước:

Trong sản xuất hàng loạt và hàng khối để đảm bảo chất lượng và năng suất khi gia công người ta dùng phương pháp tự động đạt kích thước. theo phương pháp này sự xác định vị trí tương quan giữa chi tiết, máy và dụng cụ cắt thông qua các cơ cấu định vị của đồ gá.

Ví dụ: trước khi cắt, chi tiết được định vị bởi mặt A để đảm bảo kích thước H khi gia công được định vị bởi mặt B để đảm bảo kích thước a. do đó khi gia công cả loạt phôi (trong 1 lần điều chỉnh dây cắt) nếu như độ mòn của dây cắt nhỏ hơn dung sai cho phép thì các kích thước H và a trong loạt gia công này đều đạt yêu cầu.

Ưu điểm của phương pháp tự động đạt kích thước:

  • Độ chính xác gia công ít phụ thuộc vào tay nghề của người công nhân do đó có khả năng đạt đọ chính xác cao.
  • Thời gian gia công nhanh hơn do đó nâng cao năng suất hạ giá thành.

Nhược điểm của phương pháp tự động đạt kích thước:

  • Số lượng chi tiết gia công trong loạt phải đủ lớn( để giảm thời gian thay đổi chế tạo đồ gá, dụng cụ cắt dụng cụ đo chuyên dùng cũng như thời gian điều chỉnh máy…).
  • Không tận dụng được một số phôi có dung sai quá lớn do quá trình chế tạo phôi gây ra.

Cần lưu ý rằng nếu dụng cụ cắt mòn nhanh trong quá trình gia công làm cho thời gian giữa 2 lần điều chỉnh máy ngắn lại, làm giảm độ chính xác gia công và làm tăng chi phí gia công.

Trên đây là tổng quan về gá đặt và định vị chi tiết trong gia công cơ khí.Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm về gá đặt và định vị chi tiết trong gia công cơ khí . Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện EDM để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây đồng và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM , chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất.

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng.