Khi cơ giới hóa đã được ứng dụng vào trong sản xuất, các loại motor điện (động cơ điện) được ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì những lợi ích kinh tế mà chúng mang lại cho ngành công nghiệp cơ khí. Vậy, các loại động cơ điện có gì đặc biệt về khái niệm và phân loại? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Khái niệm về motor điện
Các loại motor điện hay còn có tên gọi khác là động cơ điện (tiếng Pháp là Moteur, tiếng Anh gọi là Motor) là thiết bị cơ khí có công dụng chuyển hóa điện năng trở thành cơ năng, bằng cách thông qua các chuyển động xoay tròn và đồng tâm.
Các ứng dụng đơn giản dễ thấy của motor điện chính là: quạt gió mỗi khi trời nóng, bơm nước từ ao hồ lên ruộng lúa, làm máy xay thịt, máy đu quay cho trẻ em trong vườn trẻ, máy đánh sữa trứng, máy tuốt lúa, máy xay gạo, máy xay sinh tố, máy tạo gió giúp sấy tóc, máy trộn bê tông, vôi vữa để xây nhà, máy trộn bột mì để làm bánh, làm máy khoan tường để tạo ra các lỗ giúp đóng đinh để treo các vật trang trí, động cơ điện của máy cắt để cắt phôi trong ngành gia công cơ khí…
Hiện nay, các loại motor điện được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày, giúp cho cuộc sống của con người ngày càng thuận tiện và nhẹ nhàng hơn.
- Phân loại động cơ điện
- Phân loại dựa vào dòng điện:
Động cơ điện 1 pha 220V
Động cơ điện 3 pha 380V
- Phân loại động cơ điện dựa theo kích thước, kết cấu, bao gồm có:
Động cơ điện cỡ lớn: Có chiều cao trung tâm lớn hơn 630mm và đường kính ngoài lõi thép stato của động cơ lớn hơn 99mm.
Động cơ điện cỡ vừa: Có chiều cao trung tâm từ 355 630mm; đường kính ngoài lõi thép của stato từ 560 990mm.
Động cơ điện cỡ nhỏ: Có chiều cao trung tâm khoảng từ 90 315mm; đường kinh ngoài lõi thép là từ 25 560mm.
- Phân loại động cơ điện dựa theo tốc độ quay, gồm có:
Động cơ điện có tốc độ quay không đổi, ở đây chủ yếu là loại có rôto lồng sóc.
Động cơ điện điều tốc, còn có tên gọi là động cơ điện có cổ góp.
Động cơ điện thay đổi được tốc độ có thể đổi ngược được chiều quay.
- Phân loại động cơ điện dựa theo đặc tính cơ khí:
Động cơ điện KĐB có rôto lồng sóc kiểu thông dụng.
Động cơ điện có roto lồng sóc kiểu có rãnh sâu.
Động cơ điện KĐB kiểu 2 lồng sóc.
Động cơ điện KĐB kiểu 2 lồng sóc đặc biệt.
Động cơ điện KĐB kiểu rôto quấn dây.
- Phân loại động cơ điện dựa theo chế độ vận hành:
Chế độ làm việc liên tục (S1)
Chế độ làm việc ngắn hạn (S2): 10min, 30min, 60min, 90min
Chế độ làm việc theo chu kỳ.
- Phân loại động cơ điện dựa theo hình thức phòng hộ:
Kiểu động cơ điện phòng nổ
Kiểu động cơ điện khuấy
Kiểu động cơ điện có phanh
Kiểu động cơ điện biến tần 60Hz
Kiểu động cơ điện mở
Kiểu động cơ điện phòng hộ
Kiểu động cơ điện kín
Kiểu động cơ điện chống nước
Kiểu động cơ điện kín nước
Kiểu động cơ điện ngâm nước
- Phân loại dựa theo ứng dụng thực tế của động cơ điện:
Động cơ điện phổ thông
Động cơ điện ẩm nhiệt
Động cơ điện khô nhiệt
Động cơ điện dùng trên tàu biển
Động cơ điện dùng trong công nghiệp gia công cơ khí CNC
Động cơ điện dùng trên cao
Động cơ điện dùng ngoài trời
Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về khai niệm và các loại motor điện hiện nay. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích về loại motor điện này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
- Hậu mãi tốt.
- Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng