Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ cảm ứng trong ngành công nghiệp cơ khí

Động cơ xoay chiều thông thường có thể được chia ra thành 2 loại chính, đó là động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ, còn được gọi phổ biến là động cơ cảm ứng. Cả 2 loại động cơ này tương đối khác nhau. Sự khác biệt chủ yếu giữa động cơ đồng bộ và động cơ cảm ứng từ sẽ được thảo luận dưới đây.

  1. Khái niệm của động cơ cảm ứng

Động cơ cảm ứng là thiết bị tạo ra chuyển động cho máy móc giống như một động cơ. Motor là từ thường được dùng để chỉ 1 động cơ điện hoặc là 1 động cơ đốt trong. Bộ phận này chính là chiếc máy điện dùng để chuyển đổi từ năng lượng điện trở thành năng lượng cơ. Các motor – động cơ điện cảm ứng thường gặp được sử dụng rất phổ biến trong các nhà máy gia công cơ khí CNC

Motor cảm ứng từ: Là công nghệ motor sản xuất tiên tiến, được ứng dụng tất cả những kỹ thuật hiện đại hơn. Động cơ cảm ứng điện từ còn được gọi là động cơ không đồng bộ, tức là chúng luôn phụ thuộc vào sự khác biệt dù là nhỏ nhất về tốc độ giữa từ trường quay của stator cũng như tốc độ của trục rotor.

Sự chênh lệch đó còn được gọi là sự trượt nhằm tạo ra dòng điện cảm ứng bên trong cuộn dây rotor. Có thể thấy rằng động cơ cảm ứng điện từ không thể thực hiện việc tạo ra mô men xoắn bằng với tốc độ đồng bộ trong khi hiện tượng cảm ứng (hoặc sự trượt) không liên quan hoặc đã ngừng tồn tại.

  1. Cấu tạo của động cơ cảm ứng

Bao gồm 2 phần chính:

Phần Stato: Được làm bằng cách ghép chồng lên nhau các tấm thép kỹ thuật điện mỏng bên trong động cơ có xẻ rãnh hoặc sử dụng  khối thép đúc. Cách mà các lá thép được gắn vào trong khung được biểu diễn giống như hình bên dưới. Ở đây chỉ có một số lá thép kỹ thuật được hiển thị, dây quấn sẽ đi qua các khe (rãnh) của stator.

Phần Roto: Chính là phần quay của động cơ, chúng được được ghép từ nhiều thanh kim loại gộp chung lại thành một cái lồng có hình trụ. Rotor được chia thành 2 loại, bao gồm Rotor lồng sóc (được tạo thành bởi nhiều thanh kim loại song song) cùng với các dây quấn.

  1. Nguyên lý hoạt động của động cơ cảm ứng

Mô tơ là một thiết bị đem lại chuyển động, nhờ vào những chuyển động này của nó mà động cơ có thể chuyển hóa từ điện năng trở thành cơ năng. Vì vậy, các thiết bị trong motor mới hoạt động được. Phần Stato sẽ xuất hiện một từ trường quay khi motor cấp 1 dòng điện xoay chiều. 

Từ trường này vừa xuất hiện sẽ có nhiệm vụ là quét qua phần lõi  của bộ phận Roto buộc chúng phải quay. Suất điện động sẽ làm cho motor cảm ứng quay, điều này sẽ có nghĩa là làm cho động cơ quay và thiết bị cũng sẽ đi vào hoạt động.

Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ cảm ứng trong ngành công nghiệp cơ khí. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích về loại động cơ cảm ứng này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng