Tìm hiểu về đặc điểm tính toán và biện pháp nâng cao sức bền mỏi của chi tiết máy trong ngành gia công cơ khí CNC

  1. Đặc điểm tính toán của chi tiết máy

Tính toán chi tiết máy chính là khâu giúp xác định hình dạng chi tiết máy như thế nào đồng thời các kích thước của nó. Để tính toán ra được đặc điểm của chi tiết máy thì người thợ sẽ cần chú ý những đặc điểm sau:

Khi tính toán các chi tiết máy, người thợ có thể vận dụng lý thuyết hoặc có thể sử dụng các hệ số thực nghiệm thông qua các đồ thị hay các hình vẽ, bảng hiệu cụ thể.

Khi tiến hành tính toán xác định kích thước và hình dáng của chi tiết máy thì người thợ sẽ cần thực hiện qua 2 bước sau:

  • Thiết kế chi tiết máy
  • Tính kiểm nghiệm chi tiết máy: bước này là bước vô cùng quan trọng, giúp quyết định cuối cùng các thông số quan trọng và kích thước cụ thể cho chi tiết máy.

Một lưu ý là trong khí tính toán về chi tiết máy thì các ẩn số sẽ nhiều hơn các phương trình, do vậy mà người thợ cần xác định được mối tương quan giữa lực, các loại biến dạng hoặc là quan hệ kết cấu kết hợp cùng với việc vẽ hình để có thể xác định được kích thước và hình dạng của chi tiết máy chính xác được.

Hiện nay, để thiết kế ra được chi tiết máy hoàn chỉnh và chính xác sẽ có rất nhiều những phương án khác nhau, do đó trước khi bắt tay vào tình toán thì bạn chọn được phương án tối ưu nhất. Với sự xuất hiện của những loại máy móc cơ khí hiện đại, có mức độ tự động hóa cao cũng góp phần làm giảm độ phức tạp trong tính toán chi tiết máy.

  1. Biện pháp nâng cao sức bền của chi tiết máy

Đầu tiện, bạn cần nắm được thế nào là sức bền của chi tiết máy, thì thực chất sức bền của chi tiết máy là giới hạn chịu đựng các trọng tải của chi tiết máy. Độ bền của chi tiết máy được chia thành 4 loại là độ bền tính, độ bền mỏi, độ bền mặt và độ bền thể tích. Để gia tăng sức bền cho chi tiết máy thì người thợ sẽ phải lưu ý một số các điều dưới đây:

Các loại máy móc cần có thiết kế phù hợp, nên có những bộ phận có hình dạng uốn lượn hoặc chuyển tiếp các chi tiết để các mối ghép dễ khớp với nhau hơn trong khi lắp ráp nên thiết kế có các rãnh để giảm được sự tập trung ứng suất.

Sử dụng những kỹ thuật nhiệt hay hóa luyện để gia tăng độ bền cho các chi tiết.

Giảm thiểu tối đa độ nhám cho bề mặt chi tiết bằng cách sử dụng phương pháp gia công tinh bề mặt như đánh bóng hay mài nghiền.

Có thể sử dụng các phương pháp như uốn cứng nguội như phun bi hay lăn nén.

Đối với những mối ghép bằng độ đôi thì cần phải vát mép mayơ hay tăng độ mềm của máy để có thể giảm áp suất giữa trục và mayơ.

Trong khi thực hiện tạo chi tiết máy thì người thợ cần phải hết sức lưu ý đến các biện pháp dùng để nâng cao sức bền của chi tiết máy, đảm bảo trong thời gian vận hành không xảy ra tình trạng hỏng hóc sửa chữa.

Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về đặc điểm tính toan và biện pháp nâng cao sức bền mỏi của chi tiết máy trong ngành gia công cơ khí CNC. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy cho máy cắt dây để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng