CÁC BƯỚC CẦN THIẾT TRONG QUY TRÌNH GIA CÔNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ

Trong một nhà máy cơ khí, để chế tạo ra một sản phẩm cơ khí (chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…) đòi hỏi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp. Các phôi liệu (phôi đúc, phôi rèn, dập…) sau khi chế tạo phôi được đưa vào phân xưởng cơ khí gia công trên các máy công cụ (tiện, phay, bào, khoan, doa, cắt răng, mài…), gia công nguội và sửa đúng, nhiệt luyện… để tạo nên chi tiết thành phẩm với hình dáng, kích thước, chất lượng theo yêu cầu.

Quá trình để biến nguyên vật liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm theo yêu cầu được gọi là quá trình sản xuất trong một nhà máy cơ khí. Quá trình sản xuất có thể chia ra nhiều quá trình khác nhau như: quá trình chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá, lắp ráp, sửa chữa, chế tạo và phục hồi dụng cụ, vận chuyển…

1. Thiết kế bản vẽ

– Việc đầu tiên để tạo ra những chi tiết máy hoàn hảo, chúng ta cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng.

– Đặc biệt, khi thiết kế bản vẽ phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết  của sản phẩm cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.

2. Xác định dạng sản xuất

– Dạng sản xuất là một khái niệm đặc trưng cho biết các thông tin về đối tượng sản xuất (sản lượng, tính chất ổn định …). Căn cứ vào dạng sản xuất để xác định đường lối, biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để chế tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

–  Dạng sản xuất được chia ra dạng sản xuất đơn chiếc, dạng sản xuất hàng loạt, dạng sản xuất hàng khối.

  • Sản xuất đơn chiếc: là sản xuất có sản lượng hằng năm rất ít (thường từ một đến vài chục chiếc), sản phẩm không ổn định, không có chu kỳ sản xuất lại.
  • Dạng sản xuất hàng loạt: là sản xuất có sản lượng hàng năm tương đối lớn, sản phẩm được chế tạo thành từng đợt, có chu kỳ xác định, sản phẩm ổn định.
  • Dạng sản xuất hàng khối : là sản xuất với sản lượng lớn, sản phẩm rất ổn định, sản phẩm được chế tạo liên tục, lâu dài.

3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

– Chọn phôi phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

– Kích thước của phôi được xác định theo lượng dư gia công trong quy trình công nghệ.

– Chọn phôi hợp lý không những bảo đảm cơ tính của chi tiết gia công mà còn giảm chi phí về vật liệu và chi phí gia công, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

– Các phương pháp trong chế tạo phôi :

  • Đúc : đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc áp lực, đúc ly tâm….
  • Gia công áp lực : cán thép, rèn tự do, dập thể tích, …
  • Phôi từ hàn….

– Các vật liệu thường để chế tạo phôi : Thép, gang, nhựa, đồng, nhôm ….

4. Xác định thứ tự các nguyên công, các bước… , chọn sơ đồ gá đặt ở từng nguyên công, đưa ra các phương án công nghệ khác nhau để chế tạo chi tiết

–  Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy phải xác định hợp lý thứ tự các nguyên công, các bước sao cho chu trình gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.

– Thứ tự gia công các bề mặt của chi tiết máy phụ thuộc vào tính lôgic của quá trình biến đổi trạng thái, tính chất của chi tiết máy, phụ thuộc vào lý thuyết về chuẩn công nghệ và điều kiện sản xuất cụ thể.

5. Chọn thiết bị cho các nguyên công

– Công việc chọn hợp lý thiết bị, dụng cụ, gá lắp có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, năng suất và giá thành gia công chi tiết. Vì thế, khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định, lựa chọn thiết bị, dụng cụ, gá lắp…

6. Xác định lượng dư gia công cho các nguyên công, các bước

– Sau khi đưa ra các phương án công nghệ để gia công chi tiết, thông thường người ta tiến hành so sánh các phương án để chọn ra một phương án hiệu quả, hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất đã cho. Từ phương án quy trình công nghệ được lựa chọn sẽ xây dựng các tài liệu, các phiếu công nghệ để hướng dẫn sản xuất và phục vụ công việc quản lý, theo dõi, tính toán…

7. Xác định chế độ cắt trong các nguyên công, các bước

– Tính toán lựa chọn chế độ cắt ( s, v, t… )phù hợp  cho từng nguyên công để đảm bảo gia công được sản phẩm đạt độ chính xác tối ưu.

8. Chọn đồ gá cho từng nguyên công, các bước.

– Chọn đồ gá phù hợp đảm bảo kẹp chặt khi gia công chi tiết.

9. Gia công sản phẩm trên máy móc

– Thực hiện gia công sản phẩm trên các máy móc : phay, tiện, khoan, khoét, doa, mài….

10. Kiểm tra sản phẩm sau khi gia công

– Sử dụng các dụng cụ đo kiểm tra như : Panme, thước cặp, máy đo 2D, 3D…

– Kiểm tra độ chính xác , độ bóng bề mặt của sản phẩm theo yêu cầu kĩ thuật .

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau: 

– Hotline: 0384 393 888

– Email: linhkienvanthai@gmail.com

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JUARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng