CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ?

An toàn trong gia công cơ khí góp phần đảm bảo tính mạng cho người và tài sản trong quá trình lao động. Để làm được điều đó, ngoài tuân thủ thực hiện các nguyên tắc, quy định đề ra thì đảm bảo kỹ thuật gia công cũng rất quan trọng. Hãy cùng Văn Thái tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Những tai nạn có thể xảy ra khi gia công cơ khí

Tai nạn là điều không ai mong muốn xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, tai nạn vẫn có thể xảy ra và gây mất an toàn trong gia công cơ khí cho người lao động nếu không thật sự cẩn thận.

Chuyển động của các trang thiết bị làm việc, phương tiện vận chuyển, phương tiện trợ giúp trong quá trình gia công như: bắn té kim loại, cắt xuyên thủng, kẹp chặt, va đập,… chính là mối nguy hiểm. Đó cũng là nguồn phát gây ra các sự cố với mức độ tổn thương khác nhau.

Mất an toàn trong gia công cơ khí do tia lửa điện
Tia lửa hàn điện có thể bắn vào mắt gây mất an toàn cho người lao động

Dưới đây là một số tai nạn thường gặp trong lĩnh vực gia công cơ khí:

  • Vật liệu (phôi) bắn vào mắt;
  • Bị máy cán, cắt, kẹp,…;
  • Quần áo, trang phục, tóc bị cuốn vào máy móc;
  • Đâm thủng;
  • Điện giật;
  • Bỏng;
  • Va đập, sập đổ;
  • Vấp ngã;

2. Những nguyên nhân có thể gây tai nạn khi gia công cơ khí

2.1. Những nguyên nhân chung

Nhà xưởng bừa bộn gây mất an toàn trong gia công cơ khí
Nhà xưởng bừa bộn là nguyên nhân gây mất an toàn trong quá trình gia công cơ khí

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất an toàn gia công cơ khí. Nhìn chung, có một số nguyên nhân căn bản sau đây:

  • Thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn: Đồ dùng, thiết bị bảo hộ bị thiếu hoặc hỏng hóc;
  • Máy móc thiết bị hỏng hóc: Hỏng bộ phận điều khiển máy, hở điện không đảm bảo;
  • Công nhân viên, kỹ sư vi phạm các nội quy an toàn gia công cơ khí, vi phạm quy trình vận hành máy móc, vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm nhà nước,…;
  • Môi trường làm việc không đảm bảo: thông gió không tốt, ánh sáng kém, ô nhiễm tiếng ồn vượt quá mức độ cho phép,…;
  • Nhà xưởng sắp xếp không khoa học, máy móc, các nguyên vật liệu và thành phẩm gia công cơ khí bừa bộn, giao thông đi lại trong xưởng không thuận tiện;
  • Vị trí của máy móc khi được lắp đặt hoặc khai thác sử dụng không hợp lý: lắp đặt sai kỹ thuật, các cơ cấu an toàn vận hành hay cơ cấu điều khiển máy gia công chưa thực sự đáp ứng các quy chuẩn về an toàn lao động
  • Các tiêu chí về công nghệ, quy trình vận hành máy móc, trang thiết bị chưa được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn về an toàn trong ngành nghề, lĩnh vực mà máy đang hoạt động.

2.2. Những nguyên nhân cụ thể

Bên cạnh những nguyên nhân chung, với mỗi phương pháp khác nhau sẽ tiềm ẩn những nguyên nhân gây mất an toàn trong gia công cơ khí khác nhau, cụ thể như sau:

2.2.1. Nguyên nhân tai nạn khi gia công cắt gọt

Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn khi gia công cơ khí cắt gọt là:

  • Các bộ phận trên cơ thể (tay, chân,…) hoặc do quần áo của người lao động không gọn gàng có thể bị cuốn trực tiếp vào máy móc khi đang vận hành.
  • Do nguyên vật liệu không bền chắc, đá mài vỡ và văng ra gây mất an toàn đối với người lao động.
  • Do mũi khoan được lắp không chặt và văng ra.
  • Do phôi cứng bắn, văng vào người hoặc nhiệt độ gia công phôi quá cao dẫn đến tình trạng bỏng.
  • Phôi được gia công với tốc độ nhiều và liên tục, tạo thành dây quấn vào người lao động hoặc tích tụ thành miếng văng ra.

2.2.2. Nguyên nhân tai nạn khi gia công nguội

Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn trong gia công nguội là:

  • Do chuyên môn của người lao động không tốt, động tác và tư thế gia công không đúng.
  • Do gá, kẹp cố định chi tiết không chặt, không đúng kỹ thuật.
  • Do máy móc gia công nguội được thiết kế khá đơn giản, kết cấu máy không đảm bảo bền vững, thiếu an toàn.
  • Do sự va chạm của các dụng cụ cầm tay và người lao động có thể là vô ý hoặc cố tình bất cẩn.

2.2.3. Nguyên nhân tai nạn khi gia công hàn – cắt kim loại

Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn trong gia công cơ khí hàn – cắt kim loại là:

  • Do hở điện gây giật khi hàn.
  • Do hồ quang hàn tỏa nhiệt lượng cao làm bỏng da, đau mắt người lao động.
  • Gia công hàn – cắt kim loại cần sử dụng lửa có thể gây cháy nổ, mất an toàn cho người và tài sản của doanh nghiệp.
  • Do que hàn cháy tạo ra khí độc và bụi thải vào môi trường xung quanh người lao động như: cacbonic, silic, mangan, oxit kẽm,…
  • Do gia công cơ khí ở những địa hình, khu vực nguy hiểm như: trên cao, trong lòng ống, trong lòng đất,…

2.2.4. Nguyên nhân tai nạn khi gia công áp lực

Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn trong gia công cơ khí áp lực là:

  • Do quy trình gia công cán, dập, rèn,… ở trạng thái nóng có thể gây bỏng đối với người lao động.
  • Do không cẩn thận trong quá trình sử dụng các dụng cụ cầm tay (kìm, búa, kéo,…).
  • Do chi tiết cố định phôi không chắc chắn hoặc do kẹp không chính xác vị trí gây văng ra phôi ra ngoài.
Rèn sinh ra nhiệt độ cao có thể gây mất an toàn
Rèn sinh ra nhiệt độ cao có thể gây bỏng tay người lao động

Trên đây là những nguyên nhân gây mất an toàn gia công cơ khí thường gặp nhất. Hiểu và nắm được rõ các nguyên nhân trên giúp đội ngũ kỹ sư, công nhân khi gia công tránh được tối đa các sự cố và tổn hại không đáng có.

3. Nguyên tắc, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí

Doanh nghiệp, người lao động cần tuân thủ, chấp hành đúng các nguyên tắc và kỹ thuật dưới đây để hạn chế tối đa tai nạn đáng tiếc trong quá trình gia công cơ khí.

3.1. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn gia công cơ khí 

3.1.1. Nguyên tắc chung

Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn đối với từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, thỏa mãn các yêu cầu của nhà chế tạo trong hồ sơ máy. Cùng với đó là đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong gia công cơ khí như:

  • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo các quy định hiện hành của nhà nước trong toàn bộ các khâu từ thiết kế cho đến chế tạo, gia công, lắp đặt, vận hành và quản lý máy móc, trang thiết bị.
  • Xác định đầy đủ và chi tiết các vùng cụ thể trong nhà xưởng gia công có thể là mối nguy hiểm, nguồn phát gây tai nạn.
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản.
  • Thiết kế, bố trí mặt bằng nhà xưởng phù hợp, thỏa mãn các điều kiện an toàn gia công như:
    • Chọn vị trí và lắp đặt máy móc, thiết bị phù hợp;
    • Bố trí nhà xưởng thuận tiện cho quá trình di chuyển;
    • Máy móc, thiết bị gia công cơ khí trong nhà xưởng được lắp đặt theo đúng kỹ thuật, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn;

3.1.2. Nguyên tắc an toàn khi dùng máy móc, thiết bị

Trang phục gọn gàng đảm bảo an toàn trong quá trình gia công cơ khí
Trang phục gọn gàng đảm bảo an toàn trong quá trình gia công

Người lao động cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản dưới đây khi sử dụng máy móc thiết bị gia công cơ khí để đảm bảo an toàn:

  • Không được phép tự ý khởi động và vận hành máy móc (trừ người phụ trách).
  • Kiểm tra máy móc, thiết bị đảm bảo an toàn, điều chỉnh vị trí đứng hợp lý trước khi tiến hành khởi động máy.
  • Tắt toàn bộ máy móc khi không có người phụ trách điều khiển ở đó.
  • Khi mất điện, thực hiện tắt công tắc nguồn điện, đảm bảo máy móc không tự hoạt động trở lại khi có điện.
  • Khi muốn thực hiện điều chỉnh máy, người lao động phải tắt toàn bộ động cơ của máy và chờ cho đến khi máy dừng hẳn. Tuyệt đối không sử dụng tay hay gậy để làm ngừng hoạt động của máy.
  • Khi vận hành máy, cần sử dụng trang phục phù hợp, tránh tình trạng quần áo quá dài, không gọn gàng bị cuốn vào máy.
  • Máy móc, thiết bị cần được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên.
  • Trên máy móc, thiết bị hỏng cần được treo biển “máy hỏng” để thông báo đến toàn bộ người lao động.

3.1.3. Lưu khí trong gia công cơ khí

Bên cạnh những nguyên tắc như trên cũng có một số lưu ý mà ban quản lý và nhân viên nhà xưởng nên ghi nhớ để đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí:

  • Chọn mua máy móc, thiết bị uy tín, chất lượng đảm bảo an toàn tại mọi thao tác vận hành.
  • Che phủ các bộ phận chuyển động của máy, tránh bám tình trạng bám bụi bẩn.
  • Được trang bị thiết bị điều khiển hoặc dừng tự động
  • Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên vật liệu an toàn nhằm gia tăng năng suất hoạt động cũng như giảm những mối nguy hại do máy móc tạo ra.
  • Thực hiện che chắn đầy đủ và cẩn thận những bộ phận hoặc vùng nguy hiểm của máy móc. Đặc biệt cần đảm bảo phần được che chắn:
    • Cố định chặt vào máy;
    • Đảm bảo không cản trở quá trình vận hành của máy cũng như tầm nhìn của người lao động;
    • Có thể dễ dàng tháo gỡ khi bảo dưỡng, sửa chữa;
    • Trang bị hệ thống biển báo nguy hiểm đầy đủ;
    • Đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn;
    • Tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

3.2. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí

Để giúp doanh nghiệp và người lao động hạn chế những tai nạn đáng tiếc trong quá trình gia công sản xuất, đã tổng hợp 4 kỹ thuật đảm bảo an toàn ứng với 4 hạng mục gia công cơ khí quan trọng như sau:

3.2.1. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí cắt gọt

Kiểm tra máy gia công cơ khí cắt giúp đảm bảo an toàn
Kiểm tra máy gia công cơ khí cắt trước khi sử dụng

Trong quá trình thực hiện gia công cơ khí cắt gọt cần thực hiện một số kỹ thuật như sau để đảm bảo an toàn:

  • Trước khi vận hành máy phải siết chặt các ốc vít, bulong, kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc: tra dầu mỡ, kiểm tra cơ cấu truyền dẫn động của máy, kiểm tra độ căng đai,…
  • Máy móc phải được đặt ở vị trí vững chắc, đảm bảo chịu được trọng lực của thiết bị và các lực tác động vào máy khi gia công như: dập, đột, máy búa,…
  • Bố trí phòng riêng để chứa các thiết bị làm sạch phôi khi gia công phôi.
  • Khi tiện, máy quay nhanh, đảm bảo mũi tâm của ụ động phải trùng với mũi của tâm quay.
  • Khi dao phay đang hoạt động, người lao động tuyệt đối không đưa đưa tay vào vùng làm việc của dao.
  • Không được sử dụng găng tay khi khoan. Đồng thời không sử dụng tay để giữ vật liệu khi gia công khoan.
  • Người lao động không được đứng bên cạnh máy mài mà không có che chắn khi gia công mài.

3.2.2. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí áp lực

Đối với gia công cơ khí áp lực có một số kỹ thuật quan trọng để đảm bảo an toàn mà người thợ nên lưu ý như sau:

  • Cán phải làm bằng gỗ, không xuất hiện mắt và vết nứt, khô, dẻo, thớ dọc.
  • Dụng cụ rèn tự do phải có chiều dài tối thiểu là 150mm.
  • Ống khí nén đảm bảo phù hợp với áp suất công tác và kích thước khớp ống.
  • Các phôi rèn lớn khi di chuyển phải được cơ giới hóa.
  • Các bộ phận chịu áp lực cấu thành máy phải thường xuyên được kiểm tra, đảm bảo hoạt động tốt, không gây ra mối nguy hại.
  • Không sử dụng tay để cấp phôi khi đang sử dụng máy đột dập tự động hóa.

3.2.3. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí nguội

Để đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí nguội người lao động cần chú ý:

  • Kích thước bàn nguội thỏa mãn:
    • Làm việc một phía: ít nhất là 750mm;
    • Làm việc hai phía: ít nhất là 1300mm;
    • Chiều cao: dao động từ 850mm đến 950mm;
    • Riêng đối với bàn nguội làm việc hai phía phải có lưới chắn cao ít nhất 800mm ở giữa. Kích thước mắt lưới tối đa là 3x3mm;
    • Khoảng cách giữa 2 êtô: ít nhất 1m
  • Trong quá trình mài mũi khoan, dao tiện phải đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật.

3.2.4. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí hàn cắt kim loại

Như đã nói ở trên gia công cơ khí hàn cắt kim loại bằng phương pháp hàn điện và hàn khí luôn có những nguy hiểm nhất định, do đó để đảm bảo an toàn cần lưu ý:

Đối với hàn điện

  • Cần được trang bị mặt nạ và quần áo chuyên dụng.
  • Tuyệt đối không thực hiện hàn gần những vật hoặc nơi dễ bắt lửa.
  • Môi trường gia công hàn điện phải có hệ thống thông gió tốt. Nếu phải hàn ở những nơi kín thì cần có người canh chừng, đảm bảo an toàn gia công.
  • Phải làm sạch hai bên đường hàn (lau mỡ, cạo sơn,…) ít nhất 50mm.
  • Không thực hiện hàn các vật đang chịu áp lực.
  • Trước khi hàn các bình chứa vật liệu, chất dễ cháy, phải vệ sinh sạch sẽ và luôn luôn mở nắp bình khi hàn.
  • Khi gia công hàn điện – cắt trên cao, người lao động phải sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng. Đặc biệt, khi cắt các kết cấu trên cao, phần cắt cần được buộc chặt lại để tránh tình trạng rơi xuống đất, va đập vào người và gây tai nạn.
  • Máy hàn điện phải tránh bị dính nước, được trang bị bao che, nối đất và cách điện.
  • Dây cáp hàn được bố trí và thiết kế gọn gàng, tránh gây vướng, va vấp cho người qua lại.
  • Máy phải được đặt vững chắc, tiến hành kiểm tra máy đảm bảo an toàn trước khi vận hành.
Đồ bảo hộ đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí
Cần trang bị đầy đủ mặt nạ và đồ bảo hộ cho công nhân khi gia công hàn điện

Đối với hàn khí

  • Tiến hành kiểm tra hạn sử dụng của các bình chứa khí hàn, kiểm tra van, kiểm tra trên bề mặt bình (có vết nứt, khuyết tật, lồi, lõm hay không), kiểm định mức độ an toàn của bình khí.
  • Để bình khí tránh xa nguồn phát nhiệt hoặc lửa.
  • Khi mở van bình chứa khí hàn, người lao động không đứng đối diện van.
  • Tránh tình trạng va đập bình khí.
  • Không được phép bố trí nhiều hơn 10 bình chứa khí và nhiều người lao động trong cùng một phân xưởng.
  • Khi nhà xưởng xảy ra hỏa hoạn, phải tiến hành di chuyển các bình chứa axetylen đi trước. Trong lúc này, cho phép lăn các bình trong phạm vi dưới 25m.
  • Không sử dụng thuốc lá khi làm việc.
  • Không sử dụng chổi kim loại để vệ sinh van, khóa.
  • Thường xuyên kiểm tra và giám sát người lao động trong quá trình gia công hàn khí – cắt.
Không để bình chứa khí tiếp xúc trực tiếp với tia lửa điện
Tuyệt đối không để bình chứa khí tiếp xúc trực tiếp với tia lửa điện

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau: 

– Hotline: 0384 393 888

– Email: linhkienvanthai@gmail.com

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàn gmà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2u, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JUARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầ vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng.