DÂY CUROA LÀ GÌ?
Dây curoa là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp, loại dây này có khả năng kết nối để truyền năng lượng cho bánh răng và hệ thống máy móc thiết bị. Hơn nữa, việc tăng giảm kich thước puly có tác dụng điều chỉnh tốc độ vòng quay của puly. Dây curoa có hình dạng đường dài liên tục khép kín (làm từ cao su tự nhiên hoặc nhân tạo). Bề mặt bên ngoài mịn màng có thể được tùy chỉnh và bên trong có độ nhám hoặc gập ghềnh để tăng ma sát với puly. Dây đai (curoa) được gọi là tốt với độ giãn dài thấp, chịu ma sát lớn, nhiệt độ cao và hoạt động ổn định trong điều kiện khắc nghiệt.
DÂY CUROA – TÊN TIẾNG ANH GỌI LÀ GÌ?
Dây curoa trong tiếng Anh gọi là Belt, dây curoa hình thang hay còn gọi là V-Belt, dây curoa răng gọi là Timing Belt, dây curoa dẹt là Flat Belt. Theo tiếng Anh chuyên ngành Belt còn có nghĩa là băng tải, dây curoa, đai, đới
DÂY CUROA DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?
Dây curoa hay còn gọi là dây đai với người Việt Nam đã được đề cập rất nhiều, trong trí tưởng tượng đơn giản nhất là curoa màu đen, được làm từ cao su. Nhưng trên thực tế cách vận hành và làm thế nào để chuyển truyền động dây cho phù hợp thì chỉ có những người trong ngành công nghiệp mới biết. Bài viết sau đây Cty TNHH Vạn Đạt xin nêu ra một số kiến thức cơ bản về dây curoa để các nhà cung cấp, các nhà tư vấn, vật tư hiểu và sử dụng hợp lý nhất.
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ CHỨC NĂNG
Các dây curoa sau khi được cài đặt trên puly phía trước và phía sau, trên và dưới; Sau đó sẽ bắt đầu khởi động động cơ, puly của động cơ sẽ quay và kéo các puly khác thông qua phương tiện chuyển động gọi là dây curoa. Đây là hoạt động đồng bộ tạo ra năng lượng vật lý giúp hệ thống dây chuyền hoạt động. Dây chuyền sản xuất chạy hoàn toàn nhờ vào tất cả các bộ phận luôn ở trạng thái “khởi động”.
Dây curoa mới thường luôn khiến cho động cơ chạy trơn mượt, nhưng nếu đã qua sử dụng trong khoảng thời gian nhất định thì khả năng dây bị biến dạng do co giãn và trơn trượt là điều thường thấy. Khi đó, puly kết nối này chẳng thể nào duy trì tốc độ vòng quay theo thiết kết ban đầu của chúng. Giả sử puly động cơ quay đúng tốc độ nhưng puly được kết nối bị giảm tốc độ từ đó năng lượng để giúp dây chuyền sản xuất chạy giảm dẫn tới hiệu suất giảm đáng kể. Nghiêm trọng hơn, chính sự tận dụng quá mức dây curoa mòn hầu như tác động ngược trở lại đến chất lượng của máy móc hoạt động trong dây chuyền sản xuất. Chính vì vậy, các loại dây curoa thông dụng đều có chu kỳ hoạt động của nó, dài hay ngắn tuỳ thuộc mục đích sử dụng và chất lượng dây. Khi đến hạn chu kỳ ta nên thay mới vật tư tiêu hao này để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng.
PHÂN LOẠI DÂY CUROA
Dây curoa truyền động được chia làm 3 loại chính
– Dây curoa thang (V-Belt)
– Dây curoa răng (Timing Belt)
– Dây curoa dẹt (Flat Belt)
Hình ảnh các loại dây curoa thông dụng trên thị trường
CẤU TẠO DÂY CUROA
– Dây curoa được làm từ cao su tổng hợp và có nguồn gốc dầu khí.
– Công nghệ sản xuất thì cao su được lưu hóa và thêm thành phần phụ gia phù hợp theo công nghệ của từng nhà sản xuất. chính vì vậy độ bền và chất lượng dây phụ thuộc rất nhiều đến công nghệ và quy chình sản xuất.
Dây Curoa có 2 phần chính:
+ Phần Bố dây là phần dây đai bằng sợi tổng hợp có chức năng chống kéo dãn dây và chịu lực kéo, chống sinh nhiệt. Độ bền và tuổi thọ của dây curoa phụ thuộc vào phần dây đai tổng hợp này, nó làm cho dây không thay đổi chiều dài trong quá trình làm việc và giảm nhiệt cho dây giúp dây bền và không sinh nhiệt khi chạy tốc độ cao và tải trọng lớn.
+ Phần Cao Su là thành phần cấu tạo chính của dây đai curoa. Chất liệu cao su tổng hợp từ nguồn gốc dầu mỏ, có trải qua quá trình lưu hóa và bảo quản tốt. Đối với mỗi nhà sản xuất thì cao su của dây có độ bền khác nhau do quá trình sử lý, lưu hóa, phụ gia, công nghệ và chất lượng nguyên liệu. Dây curoa có bền hay không thì phụ thuộc tương đối 50% vào chất lượng cao su của dây, nếu loại dây có chất lượng cao su tốt sẽ có tuổi thọ hơn cho những chuyển động tốc độ cao hoặc chuyển động có tải trọng lớn.
Hướng dẫn cách tra mã dây curoa, đọc thông số ký hiệu dây curoa
– Kích thước tiết diện dây curoa thang chia làm các loại gọi là bản FM, M, A, B, C, D, E,… chi tiết như hình vẽ dưới.
Cấu tạo dây curoa đai thang
Cấu tạo dây curoa đai răng
– Chiều dài trên dây curoa thể hiện bằng số phía sau trên lưng dây curoa.
Chúng ta quy đổi dây curoa theo kích thước tiêu chuẩn mm như ví dụ bên dưới
A25 thì bản rộng là A (theo thông số ở trên).
Còn số “25” thể hiện chiều dài 25 inch.
Muốn quy ra tiêu chuẩn hệ “cm” thì lấy 25×2,54 = 63,5 cm
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRUYỀN ĐỘNG DÂY CUROA
ƯU ĐIỂM
– Việc truyền lực có tính đàn hồi
– Chạy êm và ít ổn, chịu sốc
– Khoảng cách trục có thể lớn
– Không cẩn thiết bôi trơn
– Phí tổn bảo dưỡng ít
NHƯỢC ĐIỂM
– Bị trượt qua sự giãn nở của dây đai
– Qua đó không có tỷ lệ truyền chính xác
– Nhiệt độ ứng dụng bị giới hạn
– Thêm tải trọng lên ổ trục do lực căng cần thiết của dây đai
NHỮNG THÔNG SỐ CẦN TÍNH TOÁN KHI LỰA CHỌN DÂY CUROA
Đối với dây curoa còn nguyên tem mác thì việc mua dây mới để thay thế hoặc dự phòng là quá đơn giản, bạn chỉ cần gọi đến các công ty cung cấp và đọc thông số ghi trên dây là được đáp ứng ngay. Nhưng đối với loại đã bị mòn hoặc mờ không thể nhận dạng được thì việc mua dây mới đúng thông số kỹ thuật là điều khá khó khăn. Công ty TNHH Vạn Đạt xin gửi đến Quý khách hàng cách đo tính dây curoa cho người làm kỹ thuật theo công thức bên dưới
Công thức tính toán chiều dài dây curoa
Trong đó:
L: Chiều dài dây curoa.
a: Khoảng cách tâm của 2 puly.
d1: Đường kính của Puly 1
d2: Đường kính của Puly 2
Như vậy trong trường hợp các bạn không thể biết được kích thước của dây curoa do thông số trên day curoa bị mờ hoặc điều kiện làm việc không thể dừng máy để kiểm tra quý khách có thể đo 3 thông số: khoảng cách tâm 2 Puly, kích thước Puly 1 và kích thước puly 2 từ đó quý khách sử dụng theo công thức trên để tính toán ra chiều dài dây curoa. Còn nếu có sẵn dây ở đó, thì đơn giản hơn bạn có để đánh dấu 1 điểm cố định để đo chu vi, chiều dài dây curoa
Kích thước dây curoa tính toán được là mm ta suy ra kích thước dây curoa hệ inch bằng công thức:
L(inch) = L(mm)/25.4
Khi có được chiều dài dây curoa, quý khách tiếp tục đo bề rộng dây curoa để xác định xem day curoa đó là dây curoa thuộc bản nào: day curoa bản A, Bản B, Bản C ….
Từ việc xác định loại dây curoa đến chiều dài dây curoa ta suy ra được model của dây curoa một cách dễ dàng.
ỨNG DỤNG
– Trong lĩnh vực công nghiệp: các loại máy móc công nghiệp sản xuất, máy xúc , máy đào , máy ủi và công nghiệp hạng nặng : chế biến , khai thác khoáng sản …
– Trong lĩnh vực nông nghiệp: Máy gặt, máy tuốt, máy bơm, say xát lúa…
– Trong lĩnh vực đời sống ứng dụng trong các loại dây curoa xe máy : Sh, Lead, Vision, Oto, Kia Morning …
– Trong lĩnh vực sinh hoạt: máy giặt, máy may, máy xấy …,