Trong gia công cơ khí có rất nhiều tiêu chuẩn phức tạp nhằm đảm bảo tính đúng sai của sản phẩm, dưới đây sẽ là một vài yêu cầu kĩ thuật cơ bản về độ chính xác trong gia công cơ khí.
Độ chính xác gia công cơ khí của chi tiết máy là mức độ gióng nhau về hình học, tính chất cơ lí của lớp bề mặt của chi tiết máy được gia công so với chi tiết máy lí tưởng trên bản vẽ thiết kế. Độ chính xác của chi tiết máy được gia công là chỉ tiêu khó đạt và gây tốn kém nhất kể cả trong quá trình xác lập ra nó cũng như trong qá trình chế tạo.
Trong thực tế không cần chế tạo được chi tiết máy tuyệt đối chính xác, nghĩa là hoàn toàn phù hợp về mặt hình học, kích thước cũng như tất chất cơ lí các giá trị ghi trên bản vẽ thiết kế. Giá trị sai lệch giữa chi tiết gia công và chi tiết thiết kế được dùng để đánh giá độ chính xác gia công. Các chỉ tiêu đánh giá độ chính xác gia công:
Độ chính xác kích thước: được đánh giá bằng sai số kích thước thật so với kích thước lí tưởng cần có và được thể hiện bằng dung sai của kích thước đó.
Độ chính xác hình dáng hình học: là mức độ phù hợp lớn nhất của chúng với hình dạng hình học lí tưởng của nó và được đánh giá bằng độ côn, độ ô van, độ không trụ, độ không tròn… (bề mặt trụ), độ phẳng, độ thẳng (bề mặt phẳng).
Độ chính xác vị trí tương quan: được đánh giá theo sai số về góc xoay hoặc sự dịch chuyển giữa vị trí bề mặt này với bề mặt kia (dùng làm mặt chuẩn) trong hai mặt phẳng tọa độ vuông góc với nhau và được ghi thành điều kiện kỹ thuật riêng trên bản vẽ thiết kế như độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm, độ đối xứng,..
Độ chính xác hình dáng hình học tế vi và tính chất cơ lí lớp bề mặt: độ nhám bề mặt, độ cứng bề mặt,…
Khi gia công một loạt chi tiết trong cùng một điều kiện, mặc dù những nguyên nhân sinh ra từng sai số của mổi chi tiết là giống nhau nhưng xuất hiện giá trị sai số tổng cộng trên từng chi tiết lại khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do tính chất khác nhau của các sai số thành phần. Một số sai số xuất hiện trên từng chi tiết của cá loạt đều có giá trị không đổi hoặc thay đổi theo một quy luật nhất định, những sai số này gọi là sai số hệ thống không đổi hoặc sai số hệ thống thay đổi. Có một sai số khác mà giá trị của chúng xuất hiện trên mỗi chi tiết không theo một quy luật nào cả, những sai số này được gọi là sai số ngẫu nhiên.
Sau khi gá chi tiết lên máy, cho máy cắt đi một lớp phoi trên một phần rất ngắn của mặt cần gia công, sau đó dừng máy, đo thử kích thước vừa gia công. Nếu chưa đạt kích thước yêu cầu thì điều chỉnh cho dây cắt ăn sâu thêm nữa dựa vào du xích trên máy, rồi lại cắt thử một phần nhỏ của mặt cần gia công , lại đo thử,…và cứ thế tiếp tục cho đến khi đạt kích thước yêu cầu thì mới tiến hành cắt toàn bộ chiều dài của mặt gia công. Khi gia công chi tiết tiếp theo thì lại làm như quá trình nói trên. Trước khi cắt thử thường phải lấy dấu để người thợ có thể rà chuyển động của cắt trùng với dấu đã vạch và tránh sinh ra phế phẩm do quá tay mà dây cắt ăn vào sâu ngay lần cắt đầu tiên.
Vậy bên trên là những kiến thức về độ chính xác của công nghệ gia công cơ khí CNC mà minh chia sẻ đến các bạn, Hy vọng bài viết trên cung cấp thêm kiến thức về ngành gia công cơ khí CNC hiện nay. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện EDM để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây đồng và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM , chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
- Hậu mãi tốt.
- Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng