KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHUẨN TRONG THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG – LẮP RÁP

Nếu bạn đã từng học qua về cơ khí nói chung hay bộ môn công nghệ chế tạo máy nói riêng thì bất kỳ ai cũng biết về CHUẨN, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu sâu và đúng hoàn toàn khái niệm về chuẩn. Cũng có nhiều bạn nhầm lẫn giữa chuẩn trong thiết kế, gia công hay trong lắp ráp.

Như các bạn biết thì CHUẨN là VÔ CÙNG quan trọng trong cơ khí, qua trọng từ khâu thiết kế- gia công – đến lắp ráp. CHUẨN ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết. Vậy nên nếu việc chọn chuẩn sai hoặc chọn chuẩn chưa đúng thì nó ảnh hưởng đến cả một quy trình trong thiết kế đến gia công và lắp ráp và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Và sẽ cực kỳ nguy hiểm trong sản xuất hàng loại.

I. Khái niệm CHUẨN

Về phương diện hình học, Chuẩn dùng trong chế tạo máy là tập hợp đường điểm, bề mặt của chi tiết dùng làm căn cứ để xác định vị trí của một tập hợp đường điểm, bề mặt khác của chi tiết đó hay của các chi tiết khác trong mỗi quan hệ lắp ghép nhất định.

II. Phân loại chuẩn

1. Chuẩn thiết kế:

  • Chuẩn thiết kế là một tập hợp đường điểm , bề mặt dùng làm căn cứ để ghi kích thước
  • Đặc điểm: Bề mặt chuẩn có vai trò tương đương nhau, kích thước thiết kế là vô hướng vì trong quá trình thiết kế, các bề mặt được hình thành đồng thời.
  • Chuẩn thiết kế có thể khác chuẩn gia công

Ví dụ về chuẩn thiết kế:

2. Chuẩn công nghệ

* Đặc điểm: Các bề mặt chuẩn không có vai trò tương đương nhau, kích thước công nghệ là có hướng rõ ràng vì trong công nghệ các bề mặt hình thành theo một quy trình một quy phạm nhất định.

2.1. Chuẩn công nghệ gia công

* Chuẩn định vị: 

  • Khái niệm: Là tập hợp đường điểm, bề mặt của chi tiết dùng làm căn cứ để xác định vị trí của chi tiết trong Hệ thống công nghệ( Hệ thống công nghệ bao gồm Máy, Dao, Đồ gá, Chi tiết gia công).
  • Chuẩn tỳ:  Là các mặt chuẩn vừa định vị vừa tỳ vào đồ định vị của đồ gá.

  • Chuẩn không tỳ: Là các mặt chuẩn chị định vị và không tỳ vào đồ định vị của đồ gá.

  • Chuẩn thô: Là những bề mặt chưa qua gia công cơ lần nào.
  • Chuẩn tinh: Là những bề mặt đã qua gia công cơ ít nhất một lần. Bao gồm chuẩn tinh chính là chuẩn tinh vừa dùng trong gia công và vừa dùng để lắp ráp, và chuẩn tinh phụ là chuẩn tinh chỉ dùng trong gia công mà không dùng trong lắp ráp.

* Chuẩn đo lường: Là tập hợp đương điểm bề mặt của chi tiết gia công, dùng làm căn cứ để đo lường và kiểm tra vị trí của bề mặt đang gia công( kiểm tra kích thước của nguyên công)

2.2. Phân loại chuẩn theo quan hệ về vị trí các bề mặt chuẩn trong 1 sơ đồ gá đặt( 5 chuẩn)

1. Chuẩn khởi xuất( thuộc chi tiết gia công): Là tập hợp đường điểm bề mặt hình thành ở nguyên công( bước ) trước, dùng làm căn cứ để xác định vị trí của bề mặt đang gia công. Kích thước khởi xuất là kích thước nối từ chuẩn khởi xuất đến bề mặt gia công.

2. Chuẩn định vị( thuộc chi tiết gia công): Chính là chuẩn định vị dùng trong quá trình gia công

3. Chuẩn đo lường (thuộc chi tiết gia công): Chính là chuẩn đo lường dùng tron quá trình gia công.

4. Chuẩn chỉnh dao: Là tập hợp đường điểm bề mặt thuộc hệ thống công nghệ ( Máy, đồ gá, dao), không thuộc chi tiết gia công, dùng làm căn cứ để gá đặt dụng cụ

5. Chuẩn cơ sở: Là tập hợp đường điểm, bề mặt thuộc chi tiết nào đo trong hệ thống công nghệ , không thuộc vào dao, có vị trí không đổi khi gá đặt cả loạt chi tiết

=> Đây là 5 chuẩn mà chúng ta thường dùng trong quá trình gia công. Hiểu sâu và vận dụng đúng là điều rất cần thiết  để đảm bảo quá trình gia công đạt độ chính xác cao cũng như nâng cao về chất lượng.

=> Ví dụ cụ thể về các loại chuẩn để các bạn phân biệt rõ được 5 loại chuẩn trên

Theo hình hình vẽ quá trình gia công như trên và Phân loại chuẩn theo quan hệ về vị trí các bề mặt chuẩn trong 1 sơ đồ gá đặ thì chúng ta xác định được các loại chuẩn như sau

  1. Mặt gia công: bề mặt A
  2. Kích thước khởi xuất : K
  3. Chuẩn khởi xuất: điểm M
  4. chuẩn chỉnh dao: đường thẳng đi qua O1
  5. Chuẩn cơ sở: đường thẳng đi qua O1
  6. Chuẩn đo lường: điểm M
  7. Chuẩn định vị: Mặt cầu tâm O

Chú ý:  Chọn chuẩn phải đảm bảo sao cho tính trùng chuẩn càng cao càng tốt nhất, vì nó sẽ giảm được sai số gia công

2.3 Chuẩn công nghệ lắp ráp

  • Chuẩn định vị lắp ráp: Tập hợp đường điểm bề mặt của chi tiết, làm căn cứ để xác định vị trí của 1 tập hợp đường điểm bề mặt của chi tiết khác trong quan hệ lắp ráp.
  • Chuẩn đo lường: Tập hợp đường điểm bề mặt của chi tiết, làm căn cứ để đo lường, kiểm tra vị trí của tập đường điểm bề mặt của chi tiết khác trong lắp ráp.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau: 

– Hotline: 0384 393 888

– Email: linhkienvanthai@gmail.com

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JUARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng