- Điều khiển khởi động động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Điều khiển động cơ lồng sóc quay theo 1 chiều:
Để điều khiển động cơ lồng sóc quay theo 1 chiều, người ta sử dụng khởi động từ đơn. Khi mở máy, trước hết người ta sẽ đóng cầu dao Cd, rồi sau đó ấn vào nút “đóng” Nđ của phần nút ấn điều khiển. Khi đó, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây K của bộ phận khởi động từ. Các tiếp điểm chính K của phần khởi động từ sẽ đóng lại để nối liền 3 pha lưới với dây qimn của động cơ, làm cho động cơ quay.
Đồng thời, các tiếp điểm phụ thường mở K của phần khởi động từ được đấu song song với Nđ cũng được đóng lại (được gọi tắt là tiếp điểm tự giữ). Do đó nếu chúng ta không ấn vào Nđ thì tiếp điểm Nđ sẽ trở về vị trí thường mở như cũ, như dòng điện đi qua cuộn K sẽ vẫn được duy trì.
Khi ấn vào nút “cắt” Nc của bộ điều khiển, cuộn K sẽ mất điện, các tiếp điểm thường mở của nó sẽ tự mở ra, động cơ được tách ra khỏi lưới điện và bị ngừng quay.
Cầu chì được sử dụng để bảo vệ cho động cơ ngắn mạch, rơle nhiệt bảo vệ cho động cơ quá tải. Khi động cơ quá tải, rơle nhiệt sẽ tác động, tiếp điểm RT mở, sau đó cắt điện ở cuộn dây K, động cơ sẽ được tách ra khỏi lưới.
Trong trường hợp cần phòng tránh tình trạng bị đứt 1 pha (thường xảy ra khi sử dụng cầu chì bảo vệ) người ta thường dùng 1 chiếc aptomat để thay thế cho cầu chì và cầu dao. Aptomat (CB) vừa có thể bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ động cơ quá tải. Trường hợp muốn điều khiển động cơ thì người ta sẽ dùng contactor.
- Điều khiển roto lồng sóc có hãm ngược:
Rơle tốc độ được ký hiệu là Rn có liên lạc truyền động cùng với trục động cơ. Ở tốc độ này, động cơ sẽ làm việc bình thường, còn các tiếp điểm thường sẽ mở của rơle Rn được đóng lại. Khi động cơ đứng yên hoặc tốc độ làm việc thấp (khoảng 10 – 15% toàn bộ tốc độ định mức) thì tiếp điểm Rn sẽ mở ra.
Ấn vào nút Nđ, lúc này cuộn dây khởi động từ K có điện và rotor sẽ mở máy. Tiếp điểm thường đóng của K nằm ở mạch cuộn dây H sẽ được mở ra. Do đó mặc dù khi động cơ đang quay, tiếp điểm của rơle tốc độ cũng sẽ đóng lại, nhưng cuộn dây hãm H lúc này vẫn không có điện.
Khi ấn nút Nc thì động cơ sẽ cắt ra khỏi lưới điện, song do quán tính thì roto vẫn quay, cho nên rơle tốc độ vẫn đóng tiếp điểm của nó. Đồng thời, cuộn K sẽ bị mất điện, tiếp điểm thường đóng của nó nằm ở mạch cuộn H đóng lại, lúc này cuộn H có điện.
Các tiếp điểm của contactor H lại nối dây quấn stato vào với lưới, nhưng làm đổi vị trí của 2 pha lưới để đưa vào động cơ. Do đó, từ trường quay tồn tại trong động cơ lúc này sẽ quay ngược chiều với chiều quay quán tính của phần roto, động cơ sẽ được hãm lại.
Khi tốc độ của động cơ giảm xuống gần bằng 0, tiếp điểm của rơle tốc độ có tên là Rn mở ra, cuộn H sẽ bị mất điện và động cơ cũng tự động cắt ra khỏi lưới.
Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn làm thế nào để điều khiển động cơ không đồng bộ roto lồng sóc trong ngành công nghiệp cơ khí. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
- Hậu mãi tốt.
- Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng