Có thể nói PLC là một thiết bị vô cùng quen thuộc với các kỹ sư của ngành công nghiệp như gia công cơ khí, ngành điện, kĩ thuật hóa. Tuy vậy khi sử dụng thiết bị này mặc dù là người trong ngành hay ngoài ngành đều có thể bắt gặp một số những sự cố. Bài viết này Văn Thái sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số lỗi hay gặp khi sử dụng PLC và cách khắc phục nhé!
- PLC không lên nguồn
Một trong những lỗi phổ biến nhất của plc đó chính là không lên nguồn. Có thể dễ dàng nhận ra lỗi này bằng kiểm tra nếu đèn power của plc không sáng thì chứng tỏ plc đã bị gặp lỗi hư nguồn.
- Đối với loại sử dụng nguồn ngoài 24VDC thì do sử dụng nguồn ngoài loại chất lượng kém dẫn tới tuổi thọ nguồn cấp này không cao nên thường xuyên hư hỏng. Plc cũng có thể bị hư nguồn do cấp quá điện áp 24VDC, cấp nhầm chân âm dương hay cấp điện 220V vào plc sử dụng nguồn 24V.
- Còn với plc sử dụng nguồn AC 220V thì việc không lên nguồn có thể do bộ chuyển đổi nguồn từ 220v thành 24v cấp cho cpu bị hỏng
- Một số nguyên nhân khác có thể do hỏng biến thế, mất pha đầu vào hoặc xảy ra chạm chập.
Để khắc phục cần có kiến thức chuyên môn về plc lẫn kỹ năng sửa chữa mạch điện tử để kiểm tra sửa chữa các linh kiện có liên quan tới khối nguồn này thường bao gồm đi-ốt, tụ điện, điện trở công suất, cầu chì và biến thế xung. Lưu ý khi PLC gặp sự cố về nguồn phải đảm bảo kiểm tra thật kỹ trước khi đưa vào hoạt động lại vì nếu chưa khắc phục xong phần bị lỗi có thể khiến plc và tủ điện hư hỏng nặng hơn.
- PLC bị hỏng dây tín hiệu ngõ vào ra
Tiếp theo chính là plc bị hư ngõ vào ra dẫn tới chương trình chạy không đúng hoặc không thể khởi động, điều khiển máy móc dây chuyền được.
- Hỏng ngõ đọc tín hiệu, ngõ vào do đấu dây sai âm dương làm hư con photo đọc trạng thái ngõ vào của PLC. Đa phân việc hư hỏng tín hiệu ngõ vào là do thao tác đấu nối sai của người sử dụng, còn hư hỏng do nhà sản xuất có tỷ lệ rất thấp.
- Đối với ngõ ra plc dạng transistor cũng có thể bị lỗi do nguyên nhân tương tự như ngõ vào do đấu nối sai hoặc cấp điện áp quá hay tải quá bé làm cho ngõ ra bị chạm dẫn tới cháy con ngõ ra.
- PLC có ngõ ra dạng relay thì bị hai lỗi phổ biến tần tín hiệu ngõ ra luôn on hoặc không thể xuất tín hiệu ngõ ra. Lỗi này do nhiều nguyên nhân như relay đã sử dụng tới giới hạn của nhà sản xuất hoặc do sử dụng tiếp điểm relay đóng cắt cho tải có dòng quá lớn gây hư hỏng.
Đối với lỗi liên quan tới dây tín hiệu ngõ vào ra trên PLC các có thể xử lý bằng cách mở board mạch PLC bên trong và dùng vom đo đạc từng chân linh kiện để xác định phần hư hỏng và tiến hành thay thế.
- Lỗi PLC bị hết pin
Cách dòng PLC hiện nay đa số đều lưu chương trình trên bộ nhớ lưu trữ bằng pin, chính vì vậy mà sau một thời gian sử dụng từ 2-10 năm sẽ dẫn tới tình trạng pin này bị yếu hoặc hết pin dẫn tới plc bị mất chương trình và không chạy được.
Đối với lỗi PLC bị hết pin thì các nhận biết là đèn error báo lỗi trên PLC sẽ sáng hoặc đèn báo pin (BAT hoặc Battery) sẽ sáng. Ngay khi phát hiện lỗi này trên PLC phải tiến hành thật nhanh đồng thời 2 biện pháp như sau:
- Nhanh chóng tải phần mềm và upload chương trình bên trong PLC lên máy tính để lưu trữ lại nếu không bị khóa password và chưa bị mất chương trình.
- Nhanh chóng tìm mua loại pin tương tự để thay thế cho plc.
Lưu ý: Tùy loại plc thì có thể bị mất chương trình sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi báo lỗi hết pin.
Đối với lỗi hết pin plc thường gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lý nên chính vì vậy nếu tủ điện điều khiển của bạn đang có plc thì các bạn nên quan tâm đến vấn đề pin này, nên có kế hoạch thay pin định kỳ cho PLC. Đối với thời gian hết pin thì tùy thuộc vào thời gian sử dụng máy của bạn. Nếu thời gian dùng máy của bạn nhiều thì pin sẽ lâu hết hơn, nếu máy của bạn dừng nhiều thì pin sẽ nhanh hết hơn.
- Nguyên nhân và cách khắc phục một số lỗi khác của PLC
Ngoài một số lỗi phổ biến đã nêu ở trên thì trong quá trình sử dụng plc bạn có thể gặp một số lỗi khác:
PLC không kết nối được với màn hình cảm ứng HMI, lỗi này có thể do dây truyền thông bị lỏng hoặc modun truyền thông trên PLC bị lỗi dẫn tới không kết nối được.
Lỗi chương trình trên PLC chạy bị sai thường rất hiếm gặp chủ yếu là do người vận hành thao tác không đúng hoặc bị hư cảm biến hay bị kẹt tải công tắc. Trường hợp chương trình PLC chạy sai chỉ có thể do người viết chỉnh sửa chương trình không đúng nên dẫn tới bị lỗi.
Một số dòng plc có sử dụng modun analog dạng tích hợp hoặc dạng modun rời ở ngoài có thể gặp lỗi đọc tín hiệu về không đúng, bị nhiễu hoặc báo lỗi có thể do bị nhiễu do gắn gần tủ điện có biến tần, sever công suất lớn.
Ngoài ra trong quá trình sử dụng PLC cũng có thể gặp phải lỗi bị chớp nháy ngõ ra liên tục thì trường hợp này thường là do PLC bị lỗi CPU.
Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn những sự cố thường gặp của PLC và cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
- Hậu mãi tốt.
- Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng