Tìm hiểu về khái niệm và các phương pháp gia công hóa trong ngành gia công cơ khí

  1. Gia công hóa học là gì ? Nguyên lý gia công ra sao ?

Gia công hóa hay gia công bằng hóa học là phương pháp gia công không truyền thống, trong đó vật liệu được tách ra khi tiếp xúc trực tiếp với một chất khắc hóa mạnh. Phương pháp gia công này được ứng dụng ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, đầu tiên là trong công nghệ sản xuất máy bay. Nhiều hóa chất khác nhau dùng để tách vật liệu từ 1 chi tiết gia công bằng nhiều cách khác nhau. Tùy theo yêu cầu mà người ta áp dụng các phương pháp phay hóa, khắc hóa, tạo phôi hóa và gia công quang hóa.

  1. Cách phương pháp công nghệ và khả năng công nghệ

Phương pháp gia công hóa sẽ bao gồm nhiều bước tùy theo nhu cầu ứng dụng và dạng gia công mà các bước thực hiện sẽ có sự thay đổi, cụ thể là:

  • Làm sạch:

Bước đầu tiên của phương pháp gia công bằng hóa học là nguyên công làm sạch chi tiết để đảm bảo cho vật liệu được bóc đi đồng đều từ mặt gia công.

  • Tạo lớp bảo vệ:

Một lớp phủ bảo vệ được đắp lên một số bề mặt nào đó của chi tiết. Lớp bảo vệ này được làm bằng vật liệu có khả năng chống lại tác dụng ăn mòn của chất khắc axit. Vì vậy nó sẽ được phủ lên những bề mặt không cần gia công. Những vật liệu của lớp bảo vệ là Neoprene, Polivinil Chloride và các Polyme khác. Lớp bảo vệ có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: Cắt và bóc, Kháng quang, Kháng dung lưới.

  • Cắt và bóc:

Trong phương pháp này, lớp bảo vệ được phủ lên bề mặt chi tiết bằng cách đắp, sơn hay phun sương với chiều dày khoảng 0,025 – 0,125 mm. Sau khi lớp bảo vệ động cứng lại, người ta dùng dao cắt và bóc đi lớp bảo vệ tại những vùng của chi tiết cần được gia công. Nguyên công cắt lớp bảo vệ được thực hiện bằng tay, dẫn hướng dao bằng một tấm dưỡng mẫu. Phương pháp cắt và bóc được áp dụng cho những chi tiết lớn, số lượng sản phẩm ít với độ chính xác không cao. Phương pháp này không thể đảm bảo sai số nhỏ hơn ± 0,125.

  • Kháng quang:

Phương pháp kháng quang sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh để thực hiện lớp bảo vệ. Các vật liệu của lớp bảo vệ này có chứa những hóa chất cảm quang. Chúng được phủ lên bề mặt chi tiết và tiếp nhận ánh sáng qua một âm bản của các vùng cần được khắc hóa. Sau đó người ta dùng kỹ thuật rửa ảnh để bóc đi các vùng này của lớp bảo vệ. Quá trình này sẽ để lại lớp bảo vệ trên những bề mặt chi tiết cần được bảo vệ. Thường được sử dụng để sản xuất những chi tiết nhỏ số lượng lớn với dung sai khắc khe, có thể nhỏ hơn ± 0,0125mm.

  • Kháng khung lưới:

Lớp bảo vệ được sơn lên bề mặt chi tiết gia công qua một tấm lưới bằng lụa hoặc một tấm thép không rỉ. Gắn với tấm lưới này là một khung tô,nhằm tránh cho những vùng cần khắc hóa không bị sơn. Vì vậy lớp bảo vệ được sơn lên những ứng dụng trung gian giữa hai phương pháp tạo lớp bảo vệ kia về mặt độ chính xác, kích thước và chi tiết sản lượng, dung sai đạt được của phương pháp này là ± 0,075 mm.

  • Khắc hóa:

Đây là bước bóc vật liệu, khi chi tiết được nhúng chìm trong dung dịch khắc hóa, những phần của chi tiết không có lớp bảo vệ sẽ bị tác động hóa học. Phương pháp ăn mòn thường dùng là biến vật liệu gia công (ví dụ như kim loại) thành muối hòa tan trong dung dịch khắc hóa, và do đó vật liệu được bóc ra khỏi bề mặt. Sau khi một lượng vật liệu mong muốn được bóc đi, chi tiết được lấy ra khỏi dung dịch khắc hóa và được rửa sạch.

Sự lựa chọn chất khắc hóa phụ thuộc vào vật liệu của chi tiết gia công, chiều sâu mong muốn và tốc độ bóc vật liệu, các yêu cầu về độ nhám bề mặt. Các chất khắc hóa cũng phải phù hợp với loại chất bảo vệ để đảm bảo rằng vật liệu của lớp bảo vệ không tác động hóa học bởi chất khắc hóa. Chúng ta có thể tham khảo bảng ở phần tiếp theo vì nó liệt kê một số vật liệu được gia công hóa bằng các chất khắc hóa thường dùng. Trong bảng cũng bao gồm tốc độ thấm và hệ số khắc.

  • Loại lớp bảo vệ:

Lớp bảo vệ được tách ra khỏi bề mặt chi tiết. Hai bước trong gia công hóa có ảnh hưởng đáng kể về mặt phương pháp, vật liệu, các thông số gia công là bước tạo lớp bảo vệ và khắc hóa. Tốc độ bóc vật liệu trong gia công hóa thường được biểu thị bằng tốc độ thấm mm/phút. Là tốc độ tác động hóa học vào vật liệu của chi tiết gia công, bởi chất khắc được hướng thẳng vào bề mặt. Tốc độ thấm không bị ảnh hưởng bởi diện tích bề mặt. Các tốc độ thấm được liệt kê trong bảng dưới đây là các giá trị điển hình cho vật liệu gia công và chất khắc đã cho.

Chiều sâu cắt trong gia công hóa có thể đến 12,5mm cho những tấm chi tiết bằng kim loại của máy cắt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ứng dụng gia công hóa, chiều sâu yêu cầu chỉ vài phần nghìn mm hay thậm chí ít hơn. Cùng với tác động thấm vào chi tiết, quá trình khắc hóa cũng có thể xảy ra phía dưới mặt bên của lớp bảo vệ. Hiệu ứng này gọi là hiện tượng cắt lẹm và phải được tính đến khi thiết kế lớp bảo vệ để phần cắt phát sinh có kích thước xác định được. Đối với 1 loại vật liệu gia công cho trước, lượng cắt lẹm có liên hệ trực tiếp với chiều sâu cắt.

Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về khái niệm và các phương pháp gia công hóa trong ngành gia công cơ khí. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy cho máy cắt dây cnc dây để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây cnc dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng