Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, phân loại và đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ

  1. Nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ

Nối dây quấn stato vào lưới điện, sau đó sử dụng động cơ sơ cấp để kéo roto chuyển động quay với tốc độ n. Lưu ý, số vòng n > n1 và phải cùng chiều với n1. Lúc này, chiều của từ trường chạy qua các thanh dẫn roto sẽ được quay ngược lại. Suất điện động và dòng điện roto lúc này sẽ chạy ngược chiều với chế độ quay của động cơ.

Chiều của lực điện từ được đặt lên roto và sẽ ngược với chiều quay của roto. Lúc này, mô men hãm được động cơ tạo ra sẽ cân bằng với mô men quay của động cơ sơ cấp. Máy điện không đồng bộ sẽ làm việc ổn định tương tự ở chế độ máy phát. 

Nhờ từ trường quay của nguồn lưới điện mà lúc này cơ năng động cơ sơ cấp ở roto cũng sẽ được biến đổi, trở thành điện năng ở stato. Sơ đồ mạch điện lúc này như sau:

Để tạo ra từ trường quay, bộ phận lưới điện sẽ phải cung cấp cho máy điện 1 mức công suất phản kháng ký hiệu là Q. Do đó, hệ số công suất cos của lưới điện cũng sẽ bị thấp đi. Khi máy điện không đồng bộ 3 pha làm việc riêng lẻ, tức là không có dòng điện chạy vào dây quấn stato thì người ta phải tiến hành kích từ cho máy. 

Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của chiếc máy phát điện không đồng bộ. Và cũng vì lý do này mà nó ít được sử dụng để làm máy phát điện trong hệ thống cung cấp điện.

  1. Phân loại động cơ điện không đồng bộ
  • Phân loại dựa vào kết cấu vỏ máy:

Gồm có các loại động cơ điện không đồng bộ dưới đây:

Động cơ điện kiểu kín

Động cơ điện kiểu bảo vệ

Động cơ điện kiểu hở

  • Phân loại động cơ điện dựa vào số lượng pha:

Động cơ điện 1 pha

Động cơ điện 2 pha

Động cơ điện 3 pha

  • Phân loại động cơ điện dựa vào kiểu dây roto:

Máy điện không đồng bộ loại có rôto lồng sóc.

Máy điện không đồng bộ loại có rôto dây quấn.

  1. Đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ

Động cơ điện không đồng bộ chính là loại động cơ điện có phần quay, chúng chạy bằng dòng điện xoay chiều, theo nguyên lý cảm ứng điện từ, đảm bảo cho tốc độ quay của roto sẽ khác so với tốc độ quay của từ trường.  

Động cơ điện không đồng bộ còn có tính thuận nghịch, có thể làm việc ở chế độ động cơ điện hoặc máy phát điện đều được. Động cơ điện không đồng bộ có đặc tính dễ thấy đó làm việc không hiệu quả nên ít được tin dùng.

Động cơ điện không đồng bộ có cấu tạo và cách vận hành rất đơn giản, giá thành lại rẻ, làm việc hiệu quả nên được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp và đời sống. Động cơ điện không đồng bộ thường bao gồm các loại: động cơ 3 pha, động cơ 2 pha và động cơ 1 pha.

  • Đặc tính cơ của các loại động cơ không đồng bộ khi khởi động:

Nếu khởi động các động cơ không đồng bộ bằng phương pháp đóng trực tiếp thì dòng khởi động ban đầu của chúng là rất lớn. Như vậy, tương tự như khi khởi động ĐMđl, người ta cũng tiến hành đưa điện trở phụ vào bên trong mạch rôto động cơ ĐK có rôto dây quấn để góp phần hạn chế dòng khởi động Ġ. Và sau đó thì sẽ tiến hành loại dần chúng ra để đưa tốc độ của động cơ lên xác lập.

  • Cách xây dựng các đặc tính cơ khi tiến hành khởi động ĐK:

Từ các thông số định mức (Pđm; Uđm; Iđm; nđm; ?đm;…) và các thông số tải (Ic; Mc; Pc;…) và số cấp khởi động m, ta vẽ được sơ đồ đặc tính cơ tự nhiên.

Vì đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ là phi tuyến, cho nên để đơn giản hóa, ta thường dùng phương pháp gần đúng: theo toán học đã chứng minh thì các đường đặc tính khởi động của động cơ ĐK tuyến tính hóa sẽ hội tụ tại một điểm T nằm trên đường ?o = const phía bên phải trục tung của tọa độ (?, M).

Chọn các giá trị: Mmax = M1 = (IJ2,5) Mđm; hoặc Mmax = 0,85Mth và Mmin = M2 = (1,ı1,3)Mc trong suốt quá trình khởi động.

Sau khi đã tuyến hóa đặc tính khởi động của động cơ ĐK, chúng ta tiến hành xây dựng đặc tính khởi động tiếp theo tương tự động cơ ĐMđl, cuối cùng ta sẽ nhận được các đặc tính khởi động gần đúng ký hiệu edcbaXL.

Nếu điểm cuối cùng đã có đặc tính TN mà lại không trùng với giao điểm của đặc tính cơ TN mà khi đó M1 = const thì ta buộc phải chọn lại giá trị M1 hoặc M2 rồi làm lại từ đầu.

Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về nguyên lý hoạt động, phân loại và đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích về loại động cơ điện không đồng bộ này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng