Tìm hiểu về quy trình các bước lập trình PLC ứng dụng trong ngành gia công cơ khí CNC

  1. Các bước để lập trình cơ bản PLC là gì ?

Có thể nói là quá sớm để các bạn vừa tìm hiểu có thể tiếp thu được phần này vì chúng ta cần thời gian để học tập. Tuy nhiên vì đây là một bài viết giới thiệu nên mình cũng sẽ nêu lên từng bước tổng quát nhất và dễ hiểu nhất để các bạn có thể nắm kiến thức một cách khách quan nhất nhé. Cụ thể chúng ta sẽ có 11 bước như sau:

Bước 1: tìm hiểu kỹ yêu cầu công nghệ trong bước này người lập trình phải tìm hiểu kỹ cấc yêu cầu công nghệ và phải bổ sung được các yêu cầu còn thiếu vì trong thực tế khi đặt hàng người đặt hàng chỉ quan tâm đến các yêu cầu chính còn các yêu cầu khác để thực hiện được nhiệm vụ chính đặt ra thì thường không được nêu lên.

Bước 2: liệt kê đầy đủ các cổng vào ra, các cổng dự trữ, cần thiết khi phát triển hệ thống và chọn PLC có số đầu vào ra lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu.

Bước 3: phân cổng vào ra cho PLC về nguyên tắc nên tuân thủ các nguyên tắc để thuận tiện cho việc lập trình, theo dõi kiểm tra phát hiện lỗi như sau :

  • Phân cổng vào ra theo chức năng yêu cầu: ví dụ đầu vào đếm tốc độ cao, đầu vào Analog, đầu vào logic, phải đúng với các đầu vào chức năng của PLC
  • Phân cổng vào ra có dụng ý: theo tên gọi, hoặc theo trình tự tác động để tận dụng được các khả năng tín hiệu hoá của PLC để có thể dễ theo dõi phát hiện lỗi và dễ lập trình.

Bước 4: dựng lưu đồ chương trình

Bước 5: dịch lưu đồ sang giản đồ

Bước 6: lập trình giản đồ thang vào PLC

Bước 7: chạy mô phỏng kiểm tra chương trinh

  • Phải tạo ra tập tín hiệu thử tương tự thực tế đưa vào đầu vào PLC
  • Xem kết quả đầu ra trên PLC và trên phần mềm mô phỏng. So sánh với lý thuyết.

Nếu chương trình sai thì ta sửa chương trình và quay lại bước 7

Nếu chương trình đúng ta tiếp tục sang bước 8

Bước 8: kết nối PLC với thiết bị thực.

Bước 9: phải kiểm tra chắc chắn phần ghép nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, đảm bảo phần nguồn cấp được thực hiện đúng đảm bảo chắc chắn điện áp nguồn cấp phải đúng với sơ đồ nguyên lý, yêu cầu để đảm bảo không gây nguy hiểm cho thiết bị.

Bước 10: chạy toàn bộ hệ thống theo các bước sau:

  • Đảm bảo chắc chắn hệ thống nối đúng
  • Đảm bảo chắc chắn hệ thống cơ khí, thuỷ lực khí nén chạy được.
  • Chạy nhắp.
  • Chạy bán tự động.
  • Chạy tự động toàn hệ thống.

Nếu chương trình sai thì ta sửa chương trình và quay lại bước 10

Nếu chương trình đúng thì ta sang bước 11

Bước 11: bàn giao và lưu trữ chương trình.

Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về quy trình các bước lập trình PLC ứng dụng trong ngành gia công cơ khí CNC. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy cho máy cắt dây để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng