Bộ căng đai bị hỏng dẫn đến độ căng dây đai không đảm bảo, ảnh hưởng tới quá trình truyền động. Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách tự kiểm tra bộ căng đai khi gặp vấn đề.
Bộ căng đai là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong động cơ xe ô tô nhưng bộ phận này thường không được chú ý bảo dưỡng và thay thế thường xuyên. Nếu bộ căng đai bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của động cơ xe, gây mất an toàn khi di chuyển cho người điều khiển.
Dấu hiệu nhận biết khi bộ căng đai bị hỏng
Tuổi thọ thông thường của dây đai trong khoảng 90.000km di chuyển, tương ứng với 5 năm sử dụng. Sau thời gian dài sử dụng, dây đai dễ bị nứt và rách, gây tiếng ồn nếu không được bảo dưỡng thường xuyên. Khi kiểm tra bộ căng đai, nếu phát hiện các vết nứt trên dây quá dày, người lái cần thay thế bộ căng đai mới.
Một số dấu hiệu nhận biết bộ căng đai bị hỏng qua các tình trạng:
– Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là dây đai bị trượt trên puly do độ căng đai không đủ. Lúc này, dây curoa sẽ chùng xuống và không truyền được công suất đến động cơ.
– Khi nhận thấy bộ phận ắc quy nhanh hết điện, nguyên nhân có thể là do không nạp được điện từ máy phát vì dây đai bị hỏng không truyền công suất từ động cơ đến các phụ tá.
– Tình trạng dây đai bị chai do trượt nhiều cũng là dấu hiệu của bộ căng đai hỏng.
– Khi người lái nghe thấy tiếng kêu ken két trong khoang động cơ lúc xe tăng tốc là do dây đai bị trượt.
– Bộ tăng đai bị nứt hoặc rách cho thấy đã quá hạn sử dụng.
– Phát hiện có tiếng kêu phát ra từ bạc đạn puly.
Bộ căng đai bị hỏng hoặc hạn sử dụng quá mức cho phép sẽ gây ra các vấn đề trục trặc kỹ thuật cho động cơ, dẫn đến tình trạng các thiết bị không nhận được công suất thích hợp. Lúc này, bơm nước không quay và nhiệt độ của động cơ tăng cao hơn bình thường. Máy phát không hoạt động nên không có điện cung cấp cho ắc quy cũng như các thiết bị giải trí trên xe. Ngoài ra, hệ thống trợ lực tay lái cũng bị ảnh hưởng khi bơm trợ lực không quay.
Cách kiểm tra bộ căng đai bị hỏng
Để biết tình trạng khi bộ căng đai bị hỏng, người lái nên kiểm tra hoạt động của bộ phận cánh tay đòn và xem xét thời điểm kiểm tra.
Thời điểm kiểm tra bộ căng đai hợp lý nhất là khi động cơ xe đã tắt, lúc này người lái mới được kiểm tra sự chuyển động của cánh tay đòn trên bộ tăng đai.
Kiểm tra hoạt động của cánh tay đòn khi bộ căng đai bị hỏng
Để kiểm tra bộ tăng đai, chủ xe sử dụng cần tuýp dài để xoay cánh tay đòn. Tuy không có thông số đo lường cụ thể nhưng nếu cảm nhận thấy lực cản cánh tay đòn yếu hoặc không có, nguyên nhân có thể là do lò xo bên trong bộ tăng đai bị lỏng hoặc lực bị yếu. Trường hợp cánh tay đòn không di chuyển được, có thể bộ phận này đang bị trục trặc và cần thay thế.
Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm tra khi bộ căng đai bị hỏng . Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy cho máy cắt dây CNC dây để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây CNC dây EDM/ molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất.
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng
Hậu mãi tốt