Xử lí nước thải gia công cơ khí để giải quyết nỗi lo về vấn đề ô nhiễm môi trường

Cùng với sự phát triển ngành nghề tạo công ăn việc làm cho người lao động, song song đó là việc nước thải phát sinh trong quá trình gia công cơ khí ngày càng tăng cao và trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Vì thế, xử lý nước thải gia công cơ khí là điều bắt buộc phải thực hiện.

  1. Nguồn phát sinh nước thải gia công cơ khí

Nước thải gia công cơ khí là một trong những loại nước thải công nghiệp. Nguồn gốc phát sinh nước thải gia công cơ khí là từ các quá trình sau:

  • Dầu mỡ, chất bẩn trong quá trình gia công cơ khí như gia công tia lửa điện EDM, gia công phay CNC, tiện, khoan,…
  • Dầu, mỡ bôi trơn của các chi tiết máy gia công
  • Nước thải, nước vệ sinh, xà phòng từ quá trình vệ sinh sản phẩm, thiết bị, máy móc
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân: tắm rửa, ăn uống, nấu nướng,..
  • Nước từ các khu vệ sinh nhà xưởng
  1. Đặc điểm của nước thải gia công cơ khí

Bên cạnh vấn đề lo ngại về ô nhiễm không khí, nước thải gia công cơ khí cũng có tác động tiêu cực đến môi trường nước và đất. Nước thải gia công cơ khí chứa nhiều bụi bẩn, rỉ sắt, dầu mỡ và một số hóa chất độc hại như: HCl, NaOH, Cr, Ni, Fe3+, CN-, Zn2+, Cr3+, Ni2+… Đặc điểm lớn nhất của nước thải gây khó khăn cho hệ thống xử lý nước thải gia công cơ khí là thành phần đều là những chất khó tan, khó xử lý và độc hại. 

Trong khi đó, thực trạng hầu hết các nước thải sản xuất và sinh hoạt tại các làng nghề cơ khí vẫn đổ xuống sông, hồ, kênh, rãnh một cách bừa bãi mà hoàn toàn không qua một bước xử lý nào. Chỉ có một vài làng nghề được nhà nước hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải với công nghệ truyền thống, không đảm bảo được các tiêu chí được đặt ra. 

  1. Nên lựa chọn công nghệ xử lý nước thải gia công cơ khí nào ?

Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải gia công cơ khí nào mới mang lại hiệu quả xử lý và cả hiệu quả kinh tế là câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhất đau đầu. Dưới đây là một vài phương pháp xử lý được dùng nhiều hiện nay:

  1. Phương pháp xử lý cơ học

Phương pháp này thường được áp dụng cho giai đoạn xử lý sơ bộ, không phải dành cho toàn bộ quá trình. Phương pháp này dùng để loại các tạp chất không tan ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ.

Các phương pháp cơ học thường dùng là: lọc bằng lưới, lắng, xyclon thủy lực, lọc qua lớp vật liệu cát, quay ly tâm.

  1. Phương pháp hóa học và lý học

Phương pháp này dùng để khử các chất độc hoặc các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hóa sau này.

Các phương pháp hóa học và lý học thường dùng là: oxy hóa, trung hòa, keo tụ (đông tụ), tuyển nổi, đializ – màng bán thấm… 

  1. Phương pháp sinh hóa

Phương pháp này dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan hợp chất hữu cơ khỏi nước thải. Phương pháp này dựa vào khả năng sống của vi sinh vật. 

Các phương pháp trên đều mang lại hiệu quả một cách tương đối, không đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải gia công cơ khí triệt để như mong muốn. Bên cạnh đó, các phương pháp trên vẫn còn tồn đọng những nhược điểm. Chẳng hạn như: phương pháp hóa học phải sử dụng hóa chất, phương pháp sinh hóa phải phụ thuộc vào mức độ hoạt động của vi sinh vật, phương pháp vật lý lại tốn quá nhiều chi phí với nhiều quy trình rườm rà,….. 

Lúc này, mọi doanh nghiệp đều phải có sự suy xét và chọn lựa được phương pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất với chi phí hợp lý nhất. 

Ngoài ra còn có phương pháp hiện đại hơn với công nghệ MET trong xử lý nước thải gia công cơ khí

  1. Công nghệ MET xử lý nước thải trong gia công cơ khí

Công nghệ MET (Mechanical Energy Technologies) là công nghệ năng lượng cơ học với các lợi thế như: không lõi lọc, không điện năng, không hóa chất trong quá trình xử lý. MET có khả năng xử lý hoàn toàn các chất rắn lơ lửng và các chất khoáng không có lợi cho con người cùng với các chất khí như: metan, hydro sunphua, amoni… bên trong nước thải gia công cơ khí. 

  • Công dụng

Xử lý nước thải bằng công nghệ MET ngày càng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực xử lý nước thải, trong đó có xử lý nước thải gia công cơ khí.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MET: 

  • Chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn. 
  • Không cần bể lắng và bể khử trùng, tiết kiệm được diện tích hệ thống xử lý nước thải.
  • Quy trình vận hành êm ái, đơn giản, không cần sự giám sát của đội ngũ chuyên viên. Không phát sinh mùi và tiếng ồn trong quá trình vận hành.
  • Chi phí lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thấp.