Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và công dụng của motor điện (động cơ điện)

  1. Nguyên lý làm việc của động cơ điện

Động cơ điện thông thường bao gồm 2 bộ phận chính: bộ phận đứng yên và bộ phận chuyển động, chúng được quấn nhiều vòng dây dẫn hoặc được sắp xếp thêm 1 nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên bộ phận roto và stator được nối vào nguồn điện, xung quanh nó sẽ tồn tại các từ trường. Lúc này, sự tương tác từ trường của rotor và stator trong động cơ sẽ tạo ra chuyển động quay của rotor xung quanh trục hoặc 1 mômen.

Đa phần, các động cơ điện thường hoạt động theo nguyên lý điện từ. Tùy theo cấu tạo của động cơ mà nguyên lý có sự khác nhau: có lực tĩnh điện kết hợp với hiệu ứng điện áp. Các động cơ điện từ thường dựa vào nguyên lý là có 1 lực cơ học trên 1 cuộn dây có dòng điện chạy qua được nằm trong 1 từ trường. Các động cơ từ đều chuyển động xoay nhưng cũng có một số động cơ chuyển động tuyến tính.

Muốn cho động cơ hoạt động tốt, stato của động cơ cần được cấp thêm 1 dòng điện xoay chiều. Dòng điện chạy qua dây quấn stato sẽ tạo ra một từ trường quay với tốc độ: n = 60. f/ p (vòng/ phút).  Trong đó: f chính là tần số của nguồn điện, còn p chính là số đối cực của phần dây quấn stato.

Trong quá trình quay động cơ, từ trường này sẽ quét qua hầu hết các thanh dẫn của rôto, do đó làm xuất hiện trong nó 1 sức điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto được kín mạch nên sức điện động này sẽ tạo ra dòng điện ở trong các thanh dẫn của rôto. Các thanh dẫn này lại có dòng điện nằm trong từ trường, cho nên chúng sẽ tương tác với nhau nhằm tạo ra lực điện từ đặt vào trong các thanh dẫn.

Tổng hợp các lực này sẽ tạo ra 1 mô men quay đối với trục roto, đồng thời làm cho rôto quay theo chiều quay của từ trường. Khi động cơ làm việc, tốc độ của rôto (ký hiệu là n) luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường (ký hiệu là n1).

Kết quả là rôto sẽ quay chậm lại, cho nên nó luôn nhỏ hơn n1, cũng chính vì thế động cơ còn được gọi tên là động cơ không đồng bộ. Độ sai lệch giữa tốc độ của rôto và tốc độ của từ trường được gọi tên là hệ số trượt, ký hiệu là S và được tính vào khoảng 2% 10%.

  1. Công dụng của motor điện (động cơ điện)

Để chuyển hoá điện năng thành cơ năng thông qua chuyển động xoay tròn và đồng tâm. Các ứng dụng đơn giản của motor là: quạt gió khi trời nóng, bơm nước từ ao hồ vào ruộng lúa, máy xay thịt để làm giò chả, máy tuốt lúa, máy xay gạo, máy đu quay trẻ em trong vườn trẻ, máy đánh sữa trứng, máy xay sinh tố, máy tạo gió để sấy tóc, máy trộn bê tông để xây nhà, máy trộn bột mì để làm bánh, máy khoan tường để tạo ra các lỗ đóng đinh rồi treo các vật trang trí, máy mài để mài các mắt kính …

Nhờ những ứng dụng đa dạng của động cơ điện mà việc lắp đặt, vận hành máy móc sản xuất cũng được thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt là tiết kiệm chi phí hơn.

Trên đây là những vấn đề cơ bản về các loại motor điện như guyên lý hoạt động và công dụng của chúng. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các bạn cái nhìn đầy đủ về các loại motor điện cũng như công dụng trong ngành công nghiệp cơ khí để biết cách tận dụng những công dụng đó một cách hiệu quả nhất. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng