Các bước cần thiết trong quy trinh gia công xưởng cơ khí

Trong một nhà máy cơ khí, để chế tạo ra một sản phẩm cơ khí (chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…) đòi hỏi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp. Các phôi liệu (phôi đúc, phôi rèn, dập…) sau khi chế tạo phôi được đưa vào phân xưởng cơ khí gia công trên các máy công cụ (tiện, phay, bào, khoan, doa, cắt răng, mài…), gia công nguội và sửa đúng, nhiệt luyện… để tạo nên chi tiết thành phẩm với hình dáng, kích thước, chất lượng theo yêu cầu.

Quá trình để biến nguyên vật liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm theo yêu cầu được gọi là quá trình sản xuất trong một nhà máy cơ khí. Quá trình sản xuất có thể chia ra nhiều quá trình khác nhau như: quá trình chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá, lắp ráp, sửa chữa, chế tạo và phục hồi dụng cụ, vận chuyển…

Bài viết hôm nay cùng Văn Thái tìm hiểu về các bước cần thiết trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí nhé !

  1. Thiết kế bản vẽ

Việc đầu tiên để tạo ra những chi tiết máy hoàn hảo, chúng ta cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng.

Đặc biệt, khi thiết kế bản vẽ phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết  của sản phẩm cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.

  1. Xác định dạng sản xuất

Dạng sản xuất là một khái niệm đặc trưng cho biết các thông tin về đối tượng sản xuất (sản lượng, tính chất ổn định …). Căn cứ vào dạng sản xuất để xác định đường lối, biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để chế tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Dạng sản xuất được chia ra dạng sản xuất đơn chiếc, dạng sản xuất hàng loạt, dạng sản xuất hàng khối.

Sản xuất đơn chiếc: là sản xuất có sản lượng hằng năm rất ít (thường từ một đến vài chục chiếc), sản phẩm không ổn định, không có chu kỳ sản xuất lại.

Dạng sản xuất hàng loạt: là sản xuất có sản lượng hàng năm tương đối lớn, sản phẩm được chế tạo thành từng đợt, có chu kỳ xác định, sản phẩm ổn định.

Dạng sản xuất hàng khối : là sản xuất với sản lượng lớn, sản phẩm rất ổn định, sản phẩm được chế tạo liên tục, lâu dài.

  1. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

Chọn phôi phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

Kích thước của phôi được xác định theo lượng dư gia công trong quy trình công nghệ.

Chọn phôi hợp lý không những bảo đảm cơ tính của chi tiết gia công mà còn giảm chi phí về vật liệu và chi phí gia công, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

  • Các phương pháp trong chế tạo phôi :
  • Đúc : đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc áp lực, đúc ly tâm….
  • Gia công áp lực : cán thép, rèn tự do, dập thể tích, …
  • Phôi từ hàn….

Các vật liệu thường để chế tạo phôi : Thép, gang, nhựa, đồng, nhôm ….

  1. Xác định thứ tự các nguyên công, các bước… , chọn sơ đồ gá đặt ở từng nguyên công, đưa ra các phương án công nghệ khác nhau để chế tạo chi tiết.

Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy phải xác định hợp lý thứ tự các nguyên công, các bước sao cho chu trình gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.

Thứ tự gia công các bề mặt của chi tiết máy phụ thuộc vào tính lôgic của quá trình biến đổi trạng thái, tính chất của chi tiết máy, phụ thuộc vào lý thuyết về chuẩn công nghệ và điều kiện sản xuất cụ thể.

  1. Chọn thiết bị cho các nguyên công

Công việc chọn hợp lý thiết bị, dụng cụ, gá lắp có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, năng suất và giá thành gia công chi tiết. Vì thế, khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định, lựa chọn thiết bị, dụng cụ, gá lắp…

  1. Xác định lượng dư gia công cho các nguyên công, các bước

Sau khi đưa ra các phương án công nghệ để gia công chi tiết, thông thường người ta tiến hành so sánh các phương án để chọn ra một phương án hiệu quả, hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất đã cho. Từ phương án quy trình công nghệ được lựa chọn sẽ xây dựng các tài liệu, các phiếu công nghệ để hướng dẫn sản xuất và phục vụ công việc quản lý, theo dõi, tính toán…

  1. Xác định chế độ cắt trong các nguyên công, các bước

Tính toán lựa chọn chế độ cắt ( s, v, t… ) với máy cắt dây EDM hoặc máy cắt dây molipden thông thường phù hợp  cho từng nguyên công để đảm bảo gia công được sản phẩm đạt độ chính xác tối ưu

  1. Chọn đồ gá cho từng nguyên công, các bước

Chọn đồ gá phù hợp đảm bảo kẹp chặt khi gia công chi tiết

  1. Gia công sản phẩm trên máy móc

Thực hiện gia công sản phẩm trên các máy móc: cắt, phay, tiện, khoan, khoét, doa, mài….

  1. Kiểm tra sản phẩm khi gia công

Sử dụng các dụng cụ đo kiểm tra như : Panme, thước cặp, máy đo 2D, 3D…

Kiểm tra độ chính xác , độ bóng bề mặt của sản phẩm theo yêu cầu kĩ thuật 

Trên đây là tổng quan về các các bước cần thiết trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí .Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm vềcác bước cần thiết trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí . Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện EDM để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây đồng và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM , chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất.

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng