Phân loại các loại tụ điện của động cơ điện sử dụng trong ngành công nghiệp cơ khí

  1. Phân loại tụ điện của động cơ điện

Căn cứ vào cấu tạo, tụ điện được phân loại thành một số dòng dưới đây:

Tụ hóa: Đây là tụ điện có phân cực (-), (+) và luôn có dạng hình trụ. Trên thân tụ điện thể hiện thông số về giá trị điện dung, điện dung thông thường sẽ đạt từ 0,47 0,4700µF.

Tụ điện giấy, tụ điện mica và tụ điện gốm: Là các tụ điện không phân cực và có hình dáng dẹt, không phân biệt được là cực âm hay dương. Có trị số được ký hiệu ngay ở trên thân bằng 3 con số, chỉ số điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ vào khoảng 0,47µF.

Tụ điện xoay: Đúng như tên gọi của nó, cấu tạo của tụ điện này giúp cho nó có thể xoay chiều để thay đổi giá trị điện dung.

Tụ Li-ion: Là tụ có năng lượng cực cao, có thể dùng để tích điện 1 chiều. Hai bề mặt hay 2 bản cực bên trong cấu tạo tụ điện có tác dụng cách điện 1 chiều nhưng lại để cho dòng điện xoay chiều đi qua căn cứ vào nguyên lý phóng nạp của tụ điện. 

  1. Tụ ngậm (run capacitor) để bù công suất

Tụ ngậm thường được chế tạo bằng các vật liệu phim chẳng hạn như polypropylene và không có sự phân cực. Tụ điện ngậm được thiết kế để làm việc thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian vận hành của động cơ điện. Thông thường, giá trị của tụ ngậm sẽ có sự thay đổi từ 1.5 100 microfarads (uF hoặc mfd), đối với điện áp làm việc từ 370 440V. 

Động cơ điện 1 pha thường dùng tụ điện này để làm lệch pha cho điện áp đặt cuộn dây thứ 2 và đồng thời giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động của motor. Nếu ta thay tụ ngậm không đúng giá trị, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng từ trường xoay sinh ra bởi các cuộn dây trong động cơ điện không đồng đều và sẽ làm cho rotor bị “giật” tại các vị trí từ trường có tính chất không đồng đều này. Hiện tượng này sẽ khiến cho động cơ chạy mau nóng, có tiếng ồn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và đặc biệt là mau hỏng hơn.

Khi lựa chọn tụ ngậm để thay thế, các bạn cần chú ý đến giá trị điện áp được ghi trên thân tụ điện và giá trị điện dung, cụ thể: giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn, còn giá trị điện dung thì phải gần bằng với tụ điện cần thay thế.

  1. Tụ đề (Start capacitor) tụ khởi động động cơ điẹn

Tụ đề thường được gọi là tụ không phân cực, nó có nhiệm vụ tăng momen khởi động cho động cơ điện trong một khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, cho phép động cơ điện có thể dừng hoặc hoạt động 1 cách nhanh chóng. 

Tụ đề thường có giá trị điện dung từ 25 30 microfara (khi làm việc ở dòng điện 220V). Khi điện dung có độ lớn từ 70 microfara (uF) trở lên thì sẽ có 4 mức điện áp cho tụ làm việc là 125V, 165V, 250V và 330V.

Thông thường, khi khởi động sộng cơ điện, tụ đề sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề trong động cơ điện và làm cho động cơ điện đủ mô men để tăng tốc đến khoảng ¾ tốc độ tối đa. Trong khi đó, tụ điện sẽ được ngắt ra khỏi mạch bằng một công tắc ly tâm (còn gọi là centrifugal switch) đặt bên trong động cơ điện khi đã đạt được số vòng quay tối đa.

Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn về các loại tụ điện của động cơ điện sử dụng trong ngành công nghiệp cơ khí. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích về loại tụ điện cho loại động cơ điện này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng