Quy trình sử dụng máy gia công tia lửa điện EDM

  1. Tổng quan về phương pháp gia công tia lửa điện EDM

Phương pháp gia công tia lửa điện (Electric Discharge Machining – EDM) được phát triển vào năm 1943 ở Liên Xô bởi hai vợ chồng người Nga tại trường Đại học Moscow là Giáo sư – Tiến sĩ Boris Lazarenko và Tiến sĩ Natalya Lazarenko. Cho đến nay, phương pháp gia công này đã được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Nguyên tắc của phương pháp này là bắn phá chi tiết để tách vật liệu bằng nguồn năng lượng nhiệt rất lớn được sinh ra khi cho hai điện cực tiến gần nhau. Trong hai điện cực này, một đóng vai trò là dao và một đóng vai trò là phôi trong quá trình gia công.

 Trong thập niên 1960 đã có nhiều nghiên cứu sâu rộng về gia công EDM và đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến mô hình tính toán quá trình gia công EDM. Trong thập niên 1970 đã xảy ra cuộc cách mạng về gia công trên máy cắt dây EDM nhờ vào việc phát triển các máy phát xung công suất lớn, các loại dây cắt và các phương pháp sục chất điện môi hữu hiệu. Hiện nay, các máy EDM đã được thiết kế khá hoàn chỉnh và quá trình gia công được điều khiển theo chương trình số.

Hệ thống gia công tia lửa điện (Electrical Discharge Machining -EDM) bao gồm có hai bộ phận chủ yếu: máy công cụ và nguồn cung cấp điện. Máy công cụ gắn điện cực định hình (đóng vai trò là dao) và điện cực tiến tới bề mặt chi tiết gia công sinh ra một lỗ chép hình hình dạng của dụng cụ. Nguồn năng lượng cung cấp sản sinh ra một tần số cao, tạo ra một loạt tia lửa điện giữa điện cực và bề mặt chi tiết và bóc đi một lớp kim loại bởi sự ăn mòn của nhiệt độ và sự hóa hơi.

Và sau đây là quy trình hoạt động của máy bắn tia lửa điện EDM trong quá trình gia công

  1. Quy trình hoạt động của máy gia công tia lửa điện EDM
  • Bước 1:

Hai điện cực được tiến lại gần nhau giữa điện cực và bề mặt chi tiết là một lớp dầu cách điện (dung dịch chất điện môi). Dung dịch bị phá vỡ để chuyển thành những hạt ion. Vùng điện trường mạnh nhất ở hai điểm gần nhau nhất.

  • Bước 2:

Khi số lượng hạt tăng thì tính chất cách điện của dung dịch điện môi bắt đầu giảm dọc theo một kênh hẹp chính giữa là vùng điện trường mạnh nhất bắt đầu giảm mạnh. Điện áp đã tăng tối đa nhưng cường độ dòng điện vẫn bằng không

  • Bước 3:

Một dòng điện được thiết lập khi dung dịch điện môi trở nên kém cách điện.

  • Bước 4:

Nhiệt hình thành khi dòng điện tăng lên và điện áp tiếp tục giảm, lượng nhiệt làm bốc hơi dung dịch chi tiết và điện cực dụng cụ và một kênh phóng điện bắt đầu hình thành giữa điện cực và bề mặt chi tiết.

  • Bước 5:

Một bọt hơi nước bắt đầu giãn ra, nhưng sự giãn này bị giới hạn bởi một luồng ion hướng về kênh phóng tia lửa điện. Những hạt ion này bị hút bởi vùng điện trường cao mãnh liệt đã được hình thành. Dòng điện tiếp tục tăng, điện áp giảm.

  • Bước 6:

Gần cuối thời điểm phóng điện, dòng điện và điện áp đã được thiết lập, nhiệt độ và áp suất bên trong bọt hơi nước đạt cực đại và một số kim loại bị bóc ra. Lớp kim loại ngay bên dưới cột tia lửa điện ở trạng thái nóng chảy, nhưng nó vẫn còn được giữ trên bề mặt bởi áp suất của bọt hơi nước. Kênh phóng điện bây giờ bao gồm một kênh plasma cực nóng được tạo bởi hơi kim loại, chất điện môi và carbon với dòng điện cực lớn đi qua nó.

  • Bước 7:

Lúc bắt đầu thời điểm kết thúc phóng điện, dòng điện và điện áp giảm xuống tới không. Nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, bọt hơi nước vỡ tan và phần kim loại nóng chảy hoá hơi bị bật ra khỏi bề mặt chi tiết gia công.

  • Bước 8:

Dung môi mới được đưa vào bằng tia và mang đi những mảnh vụn trên bề mặt chi tiết, đồng thời dung môi cũng tôi bề mặt chi tiết. Mang đi những kim loại hoá hơi bị đông đặc. Phần kim loại nóng chảy không bị bong tách đông cứng lại hình thành một lớp như lớp kết tinh lại (recast layer).

  • Bước 9:

Những phần kim loại bị bóc ra đông đặc lại thành những hạt hình cầu nhỏ được dung dịch điện môi mang đi vơi một ít carbon của điện cực. Những hơi nước còn lại nổi lên mặt. Các mảnh vụn có thể tập hợp tạo nên sự phóng điện không mong muốn. Trường hợp này có thể tạo nên hồ quang một chiều có thể gây hại đến bề mặt chi tiết và điện cực. Trình tự đóng/tắt này đại diện cho một chu kỳ EDM, nó có thể đạt tới 250.000 lần trong một giây. Có thể chỉ có một chu kỳ xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào đã cho.

Qua quy trình trên ta đã có thể rõ hơn về quá trình vận hành máy gia công tia lửa điện EDM. Máy gia công tia lửa điện EDM không còn quá xa lạ với mọi người bởi sự thông dụng của nó trong công nghiệp sản xuất, chế tạo. Vì thế trong quá trình sử dụng máy móc bị hao mòn hoặc hư hỏng thì ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy các vật tư, linh kiện sử dụng cho máy gia công tia lửa điện EDM.

Tại Công ty Văn Thái của chúng tôi luôn đáp ứng đầy đủ quý khách hàng các loại vật tư và linh kiện EDM cho máy cắt dây EDM của nhiều thương hiệu Sodick, Mitsubishi, Angie, Chmer,… với chất lượng cao, và luôn tối ưu phù hợp với từng ứng dụng gia công hiện nay

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng.

Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 094 124 7183 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com