Phân loại biến tần, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó trong ngành công nghiệp cơ khí

  1. Phân loại biến tần

Có nhiều cách phân loại: Dựa theo công suất, dựa theo loại điện áp cấp vào hoặc dựa vào các hãng sản xuất. Cách được nhiều người lựa chọn nhất là dựa theo công suất

  • Biến tần trực tiếp: Dành cho động cơ có công suất rất lớn
  • Biến tần gián tiếp: Dành cho động cơ công suất thấp hơn (Dãy công suất từ dưới 1kW – 700kW)

Trên thực tế sẽ gặp chủ yếu loại biến tần gián tiếp vì với dãy công suất hỗ trợ như vậy là đã bao quát toàn bộ những động cơ được sử dụng trong công nghiệp

Biến tần trực tiếp có giá rất cao và rất ít được sử dụng (Có thể một người làm chuyên về điện công nghiệp sẽ chẳng bao giờ gặp được loại này)

  • Phân loại biến tần theo điện áp:

Dựa vào lưới điện sử dụng thì có thể chia làm 2 loại: Biên tần 1 pha và biến tần 3 pha

Việc chia ra nhiều loại pha điện áp để phù hợp với những mục đích khác nhau: Đầu vào 1 pha sử dụng cho cho loại động cơ công suất nhỏ (dưới 15kW) và phù hợp với lưới điện của từng quốc gia

  1. Cấu tạo của biến tần

Nhìn chung biến tần có kích thước tương đối nhỏ gọn và đơn giản. Nên việc sử dụng cũng không có quá nhiều khó khăn chỉ việc lắp vào và thiết lập vài thông kỹ thuật cho phù hợp. Cấu tạo bên trong một biến tần gồm 3 khối cơ bản:

  • Khối chỉnh lưu: Bao gồm 6 diot chỉnh lưu 3 pha (chỉnh lưu tự động)
  • Khối lọc: Gồm cuộn dây (L) và tụ điện (C)
  • Khối nghịch lưu: 6 con IGBT và 6 Diot mắt song song với IGBT

Trước đây khối nghịch lưu được dùng bằng những con Transistor, kể từ khi IGBT ra đời nó đã thay thế Transistor vì rất nhiều ưu điểm vượt trội

Lưu ý: Đầu vào của biến tần gồm 1 pha và 3 pha (Nên khi mua cần phải lưu ý sử dụng loại đầu vào nào?

  1. Nguyên lý hoạt động của biến tần

Cơ chế hoạt động của biến là biến dòng điện AC (1 pha hoặc 3 pha) thành điện DC (phẳng) sau đó chuyển ngược lại thành AC đối xứng và tiến hành băm xung để đạt được điện áp AC – 3 pha đầu ra có tần số mong muốn

Bước 1: Điện áp khi đi vào biến tần có dạng đồ thị hàm Sin

Bước 2: Sau khi đi qua khối chỉnh lưu đồ thị sẽ chuyển sang dạng hình gợn sóng

Bước 3: Điện áp tiếp tục đi qua bộ lọc L hoặc C sẽ được chuyển thành dạng phẳng hoàn toàn (Điện DC chuẩn)

Bước 4: Khi đi qua khối nghịch lưu sẽ sử dụng phương pháp PWM (Băm xung hay băm áp), băm áp với tần số cao (Tần số càng cao thì điện áp đầu ra càng “mịn” sẽ gần giống với điện áp đầu vào)

Lưu ý: Sự phát triển của công nghệ bán dẫn đã giúp tạo ra những dãy tần số siêu âm, việc này sẽ giúp động cơ giảm tiếng ồn ở mức tối đa và tăng tuổi thọ cho động cơ

Qua bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn kiến thức tổng hợp về phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần sử dụng trong ngành gia công cơ khí hiện nay. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích về loại chi tiết máy này. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết hoặc nếu các bạn có nhu cầu cần thay mới hay đầu tư thêm các vật tư và linh kiện chi tiết máy để máy được hoạt động tốt hơn thì hãy liên hệ với công ty của mình nhé. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dao cụ cắt gọt cơ khí, dây cắt và linh phụ kiện cho máy cắt dây EDM / molipden, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, đặc biệt quý khách sẽ được tư vấn chu đáo tận tình, giải quyết những vướng mắc băn khoăn, giảm thiểu được chi phí đầu tư, đạt được hiệu quả cao nhất

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng tận nơi và nhanh chóng.
  • Hậu mãi tốt.
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng